“Đó là sự tìm tòi, thử nghiệm nhiều lần để thực khách không chỉ cảm nhận được vị ngon mà còn thấy được âm vang núi rừng trong món ăn”, như chia sẻ của đầu bếp Lê Văn Bôi của nhà hàng Ngọc Linh (Gia Lai) khi nói về món gỏi lá.
Bởi, chỉ tính nguyên liệu thô thì món gỏi này phải huy động tới hơn 50 loại lá, như: sâm đất, hồng ngọc, lá mơ, cải cay, trâm, mã đề. Mỗi loại lá có mùi vị đặc trưng như chua, chát, đắng, cay của núi rừng Tây Nguyên, nhiều loại lá là Nam dược.
Lá được cuốn thành hình phễu, thêm tôm, thịt ba chỉ, cá lóc cùng gia vị là thính, tiêu hột, muối hột, ớt hiểm và với một chút nước chấm béo ngậy được làm từ hem rượu. Như vậy, món ăn có đủ hương vị chua, cay xen lẫn bùi, đắng của lá và vị béo ngậy của thịt, cá tôm. Anh Bôi tự hào bởi đó là món ăn lạ miệng, có đầy đủ chất dinh dưỡng và còn có công dụng chữa bệnh…
Trong khi đó, nhà hàng Hồng Lan lại khiến ban giám khảo tò mò bởi món bò kiến đốt. Bò nuôi trên những trảng cỏ của thảo nguyên cho thịt ngon đã đành nhưng cái hay là các đầu bếp đã khai thác công dụng của một loài côn trùng là kiến vàng vốn thường làm tổ, đẻ trứng trên cây cà phê. Loài kiến này vốn được người dân bản địa bắt về trộn chung với muối sống để làm gia vị thay mắm trong gia đình bởi khi ăn có vị vừa chua, vừa hăng của chất rừng.
Cách chế biến món ăn cũng khá công phu, dùn một cái sô to thoa bộ năng đều lên miệng để cho kiến không bò ra ngoài, sau đó cho tổ kiến và thịt bò vào để trong vòng 60 phút , lầy thị bò ra cắt thành miềng vừa phải sau đó đem nướng và ăn chung với muối é , thành phần chế biến muối é ũng đơn giản gồm muối + lá é và ớt.