Cuộc thi Chiếc Thìa Vàng được khai sinh vào năm 2013 từ dòng ý tưởng luôn đau đáu với đất nước và cuộc sống của ông Lý Ngọc Minh (Tổng giám đốc Công ty Minh Long I) và con trai ông là Lý Huy Sáng (Phó Tổng giám đốc Công ty Minh Long I).

Sách Chiếc Thìa Vàng

Chương trình được xây dựng theo hướng một chương trình ẩm thực chuyên nghiệp ngay từ đầu, với cách quan niệm và tổ chức nghiêm túc, với giải thưởng lớn chưa từng thấy trong lịch sử ẩm thực Việt Nam, là giải thưởng danh giá mà các đầu bếp, và nhà hàng trên toàn quốc, sau khi nghiên cứu về triết lý và kế hoạch tổ chức cũng như theo dõi, trải nghiệm trong thực tế đều mong muốn được sở hữu, là minh chứng cho một thương hiệu ẩm thực chất lượng và đẳng cấp.

Chiếc Thìa Vàng do Công ty Minh Long I đầu tư, kết hợp với Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức đã để lại nhiều ấn tượng đẹp: đây quả là một cuộc thi chất lượng, giàu cảm xúc, nghiêm túc, nghiêm khắc và tiếng tăm lan rộng.

Chiếc Thìa Vàng là hành trình tiếp nối, kiên trì, được hoàn thiện theo thời gian và luôn được mong đợi bởi các đầu bếp, thực khách, các nhà hàng, khách sạn trong các cuộc so tài đỉnh cao sẽ được vinh danh bằng cúp đầu bếp!

Giải nhất 1 tỷ đồng

Ước mơ xây dựng bản đồ ẩm thực Việt, khơi lại kho tàng ẩm thực dân gian Việt, làm nền cho nền ẩm thực chuyên nghiệp - hàn lâm xứng tầm sánh vai cùng các nền ẩm thực thế giới
tiếp tục được khẳng định từ năm thứ hai với chương trình “Ngày hội hương vị quê nhà” được tổ chức kèm với ngày thi chính thức của các đội bếp chuyên nghiệp đã gây hào hứng, quan tâm, tạo nguồn nhân lực cho giới chuyên nghiệp và tạo cảm hứng cho việc phục hồi, phát triển gia tài ẩm thực Việt rộng rãi trong các gia đình Việt.

Di sản ẩm thực Việt được các đầu bếp chuyên nghiệp gìn giữ, sáng tạo mang vào cuộc thi Chiếc Thìa Vàng sẽ được ghi nhận, bảo tồn, chọn lọc qua bộ sách “Chiếc Thìa Vàng & Tinh hoa ẩm thực Việt” được phát hành song song cùng chương trình. Chiếc Thìa Vàng đóng góp sức mình, bắt những nhịp cầu giao lưu ẩm thực không chỉ trong nước mà còn là sự kết nối quốc tế, góp phần đưa du lịch - ẩm thực Việt trở thành ngành kinh tế quan trọng, đồng thời góp phần nâng cao thể chất con người.
1. Tìm kiếm, bảo tồn và phát huy những món ăn dân dã, bình dị, mang đặc trưng văn hoá địa phương, vùng miền.

Trong kho tàng ẩm thực thế giới, Việt Nam là xứ sở của nhiều món ngon, dân dã đầy huyền thoại hay những món ăn cầu kỳ mang màu sắc lễ hội, phục vụ cung đình. Mỗi món ăn đều mang dáng vẻ độc đáo, nét riêng có của ẩm thực vùng miền, đó chính là câu chuyện văn hoá, là đời sống tinh thần kết tinh trong lao động sáng tạo của các nghệ nhân ẩm thực tiền bối.

Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý và nhất là điều kiện lịch sử và kinh tế, những món ăn dân dã truyền thống này đã và đang chìm khuất, đôi khi bị lãng quên. Chiếc Thìa Vàng tự trao cho mình sứ mạng khơi dậy một cuộc kiếm tìm những món ăn dân dã, truyền thống tiêu biểu khắp mọi miền đất nước, vẽ nên bản đồ ẩm thực Việt, tạo đà cho một nền ẩm thực vốn tinh tế, đa dạng trở nên chuyên nghiệp, đầy bản sắc, mang tự tình dân tộc đi khắp năm châu.
Một trong những bàn tiệc dự thi chung kết Chiếc Thìa Vàng 2015 lấy cảm hứng từ miền quê Tây Nam bộ
Một trong những bàn tiệc dự thi chung kết Chiếc Thìa Vàng 2015 lấy cảm hứng từ miền quê Tây Nam bộ

Tìm được món ăn truyền thống ẩn khuất hay đang đứng trước nguy cơ thất truyền đã khó, hiểu biết và kể được câu chuyện tinh tế mang màu sắc huyền thoại về nó càng khó hơn. Đó là một đòi hỏi bắt buộc, là điều kiện cần khi các đầu bếp chuyên nghiệp bước đi trên hành trình thú vị của cuộc thi Chiếc Thìa Vàng.

2. Món ăn phải “ngon và lành”, đây là tiêu chuẩn đầu tiên của một nền ẩm thực phù hợp với xu thế thời đại: sống xanh, vì sức khoẻ con người.

Tự ngàn xưa, ẩm thực Việt vốn đã tuân theo nguyên lý ngũ hành, âm dương hòa quyện. Ngay trong bữa ăn gia đình, ông bà ta đã rất coi trọng sự tươi tắn của nguyên liệu, nhiều rau xanh, ngũ cốc, thảo dược, thịt cá… kết hợp tinh tế với hương vị chua - cay, mặn - ngọt, giòn - dẻo, cứng - mềm.

Nếu nói một cách hoa mỹ, thì ẩm thực Việt ngay từ đầu đã biết lấy tự nhiên làm gốc và luôn giữ sự cân bằng giữa ngon và lành. Thách thức đối với người đầu bếp hôm nay là vừa làm cho nền ẩm thực Việt thể hiện sự cởi mở, tiếp nhận tinh hoa ẩm thực thế giới vừa giữ được yếu tố nổi trội “ngon - lành” ấy trong truyền thống ẩm thực của cha ông.

Điều quan trọng này đòi hỏi người đầu bếp Chiếc Thìa Vàng phải có kiến thức dinh dưỡng và khả năng chọn lựa nguyên liệu tự nhiên, tươi mới, có nguồn gốc rõ ràng, giảm tối đa sử dụng chất phụ gia hay chất bảo quản có thể gây hại, hoá chất nêm nếm làm rối loạn vị giác và biết cách chế biến phù hợp, giảm món nướng, chiên xào quá nhiều dầu mỡ… sao cho mỗi món ăn là một bài thuốc, vì sức khỏe con người, sức khỏe cộng đồng.
Món Salad sứa biển với rau má của đội Khách sạn Lotte Hà Nội ở vòng bán kết phía Bắc Chiếc Thìa Vàng 2015
Món Salad sứa biển với rau má của đội Khách sạn Lotte Hà Nội ở vòng bán kết phía Bắc Chiếc Thìa Vàng 2015

Món ăn đạt tiêu chí “ngon và lành” sẽ góp phần nâng cao thể chất con người khoẻ mạnh, thông minh. Con người là nguồn lực, nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sức mạnh ấy phải được nuôi dưỡng và xây dựng mới hình thành. Một thế hệ trẻ tràn đầy sức sống mới có một dân tộc cường tráng trong tương lai để gánh vác công cuộc xây dựng một quốc gia giàu có, phát triển vững mạnh.

Chiếc Thìa Vàng không chỉ xem tiêu chí “ngon” của món ăn Việt là chính mà còn kỳ vọng vào yếu tố “lành” của một nền ẩm thực tiên tiến. Xã hội càng văn minh, yếu tố “lành” trong ẩm thực càng được quan tâm. Trọng trách này đang đặt trên vai thế hệ bếp chuyên nghiệp, những sứ giả đầu tiên làm lan tỏa trong cộng đồng ý nghĩa lớn lao trong việc xây dựng một nền ẩm thực Việt “ngon - lành”.

3. Quốc tế hoá món ăn Việt bằng nghệ thuật trang trí, trình bày món ăn sang trọng, đẳng cấp và hoàn hảo.

Tháng 8/2007, nhà marketing nổi tiếng Philip Kotler khi đến Việt Nam đã gợi ý trong buổi hội thảo “Marketing mới cho thời đại mới” rằng: “Mỗi quốc gia nên khai thác thế mạnh của riêng mình để tiếp thị hình ảnh. Trung Quốc được coi là công xưởng của thế giới, Ấn Độ là văn phòng của toàn cầu. Tại sao Việt Nam, với danh tiếng về nghệ thuật ẩm thực phong phú, đa dạng và nguồn thực phẩm dồi dào không thể trở thành nhà bếp hay kho lương thực của thế giới”. Đây là một gợi ý xuất sắc bởi nó khơi gợi một ý tưởng hòa cùng thế giới, biến sức mạnh văn hóa ẩm thực thành tiềm lực kinh tế.

Để thực hiện ý tưởng này không dễ chút nào, nó đòi hỏi một chiến lược phát triển bài bản và một nguồn nhân lực đầu bếp đủ kiến thức và tài năng ở tầm nghệ nhân. Người đầu bếp không những có khả năng thiết kế những thực đơn thuần Việt, với nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, cách chế biến chuyên nghiệp, phù hợp với xu hướng ẩm thực thế giới mà còn phải biết trình bày một cách tinh tế, sang trọng, sinh động, và ấn tượng trên bàn tiệc.

Nghệ thuật trang trí trên món ăn của các đầu bếp Khu Du lịch Bình Quới 1 (vòng bán kết phía Nam cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2015)
Nghệ thuật trang trí trên món ăn của các đầu bếp Khu Du lịch Bình Quới 1 (vòng bán kết phía Nam cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2015)


Nghệ thuật trang trí và trình bày món ăn hay cả bàn tiệc bằng màu sắc, hình dáng, dấu nhấn và những điểm xuyết tinh tế, hài hoà thực sự có tác động lớn vào gu thẩm mỹ của thực khách trong và ngoài nước. Kỹ năng này của đầu bếp sẽ góp phần làm cho ẩm thực Việt thăng hoa, có thể trở thành những thực đơn trên bàn tiệc quốc tế và hoàn hảo hơn trong các tiệc quốc yến, vừa chứa hồn dân tộc, vừa có thể vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Trong ý nghĩa quốc tế hoá ẩm thực Việt, Chiếc Thìa Vàng với bộ sản phẩm sứ sang trọng Ly’s Horeca đang thực sự xây dựng nền móng vững chắc cho một hành trình dài.

4. Tôn vinh những đầu bếp tài năng và những nhà hàng - khách sạn đã góp sức làm giàu nền văn hoá ẩm thực Việt.

Để biến ẩm thực thành nghệ thuật, chúng ta cần những đầu bếp - chuyên gia am tường về dinh dưỡng, biết chú trọng khai thác nguyên liệu tươi, sạch, biết cách chế biến thế nào để giữ lại sự tinh tuý, nguồn gốc tự nhiên của món ăn: ngon - lành. Không chỉ như vậy, họ còn là những nghệ nhân tài hoa trong trang trí món ăn hay trình bày một thực đơn thuần Việt một cách hoàn hảo: đẹp mắt, tiện dụng mà mọi người từ khắp nơi trên thế giới đều có thể thưởng thức. Chiếc Thìa Vàng đang tiếp tục kiếm tìm, tập hợp, và tôn vinh những con người, những nhà hàng, khách sạn đã đầu tư cho phần ẩm thực của mình thực sự mang lại hạnh phúc cho thực khách khi thưởng thức món ăn Việt.

Họ là những quán quân, á quân Chiếc Thìa Vàng trên bục vinh quang với chiếc cúp đầu bếp và giá trị giải thưởng xứng đáng. Nhưng quan trọng hơn, Chiếc Thìa Vàng còn tôn vinh và tập hợp tất cả các đầu bếp chuyên nghiệp dự thi - những người có chung niềm đam mê ẩm thực và một quyết tâm cháy bỏng: đưa ẩm thực Việt ngang tầm thế giới với tiêu chí ngon và lành.

Món ăn đẹp mắt của Khu Du lịch Bình Quới 1
Lễ tôn vinh và trao giải cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2015


5. Biến ẩm thực Việt thành thương hiệu du lịch - ẩm thực quốc gia nhằm góp phần nâng cao thể chất con người khỏe mạnh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Nhiều năm qua, món ăn Việt liên tiếp xuất hiện trong bảng xếp hạng món ngon của châu Á và thế giới. Hàng chục nhà hàng Việt nổi tiếng ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội được đứng trong danh sách các nhà hàng sang trọng hàng đầu của châu Á. Danh sách đó ngày càng dài thêm và vị trí ngày càng cao hơn. Với thuận lợi đó, Việt Nam có thể chọn ẩm thực làm nhân tố chính trong chuỗi kinh doanh cảm xúc bởi nó là văn hoá, là quốc hồn quốc tuý.

Trong chuỗi giá trị của du lịch từ địa lý, cảnh quan, lịch sử, văn hoá, tâm linh, yếu tố nào cũng quan trọng, nhưng giá trị của văn hoá ẩm thực có thể nhận diện được ngay, nó đóng vai trò mang lại cảm xúc nhanh nhất và lâu bền nhất. Khi một người khách nước ngoài yêu thích một món ăn dù đó là món ngon tại nhà hàng sang trọng hay một tiệm phở đậm đà hượng vị Việt trong con hẻm nhỏ đều có thể giữ chân, níu du khách quay trở lại.

Biến món ngon dân dã truyền thống trong ẩm thực Việt thành thương hiệu du lịch - ẩm thực quốc gia không chỉ là giấc mơ mà phải trở thành hành động thiết thực. Hành động đó bắt đầu từ những công việc rất cụ thể. Trước hết, vừa phải chuẩn hoá các món ăn cả về chất lượng lẫn hình thức, sao cho bất cứ khách quốc tế nào khi đến Việt Nam hoặc từ ở đâu đó trên khắp thế giới này, khi thưởng thức món chả giò, gỏi cuốn, canh chua cá lóc, bánh bèo, bánh khọt… đều có thể cảm nhận được hết cái ngon - lành, tinh tế riêng có trong ẩm thực Việt. Đây không phải là công việc riêng lẻ của mỗi đầu bếp mà phải là một sự liên kết thống nhất có tính chất vĩ mô ở tầm mức quốc gia. Quan trọng nhất là phải có một ngành công nghiệp ẩm thực hiện đại, bắt nhịp được với xu hướng phát triển của thế giới: tất cả phục vụ cho sự phát triển toàn diện của con người từ thể chất, văn hoá, tinh thần. Bên cạnh ngành công nghiệp ẩm thực ấy, chúng ta vẫn tiếp tục xây dựng một đội ngũ đầu bếp - nghệ nhân, chính họ sẽ là sứ giả truyền bá nét văn hoá đặc sắc của ẩm thực Việt Nam.
CỐ VẤN CHƯƠNG TRÌNH
Ông Lý Ngọc Minh

Người ta gọi ông là “Edison Việt Nam”, “Ông vua gốm sứ Việt Nam” hay người “biến hạt bụi thành... vàng ngọc”… Đó chính là “Chân dung thu gọn” của ông Lý Ngọc Minh, người khai sinh ra Công ty TNHH Minh Long I.

Câu chuyện của Minh Long I là hành trình của hạt bụi bé nhỏ phôi thai trong cuộc hợp hôn của Trời và Đất, được tạo hình, nhúng men, qua ngọn lửa thiêng 1.380 độ C, trang trí rồi bừng sáng bởi tâm hồn Việt. Đó cũng là câu chuyện về chính ông, đời thứ 3 của dòng họ Lý làm rạng rỡ Tổ nghiệp, một dòng họ dựng nghiệp từ đất và vinh quang từ đất!

Ông Lý Ngọc Minh
Ông Lý Ngọc Minh

NGƯỜI KHỞI XƯỚNG
Ông Lý Huy Sáng

“Sự trầm tĩnh giúp tôi có những phút suy nghĩ lại những gì mình làm, nhưng không có nghĩa mất đi tính năng động, ngọn lửa của tuổi thanh xuân. Tôi yêu thích công nghệ và mỹ thuật. Tôi thường nói với nhân viên và cũng nhắc bản thân mình rằng: khi ta làm bất cứ việc gì cũng phải tự hỏi tại sao mình làm việc này? Có cách nào làm tốt hơn không? Chắc chắn phải có phương pháp tối ưu để thực hiện công việc một cách tốt nhất. Tôi coi đó là triết lý quản trị của mình. Chất lượng sản phẩm tốt nhất giúp doanh nghiệp trường tồn.” - Lý Huy Sáng

Ông Lý Huy Sáng
Ông Lý Huy Sáng

BAN CỐ VẤN & BAN GIÁM KHẢO CHUYÊN MÔN:
1. Giám khảo Bùi Thị Sương
2. Giám khảo Chiêm Thành Long

Những giám khảo đã đồng hành cùng Chiếc Thìa Vàng mùa thứ 3
Những giám khảo đã đồng hành cùng Chiếc Thìa Vàng mùa thứ 3

BAN GIÁM KHẢO CHUYÊN MÔN:
1. Giám khảo Đinh Bá Châu
2. Giám khảo Triệu Thị Chơi
3. Giám khảo Lý Sanh
4. Giám khảo Hồ Thị Hoàng Anh
5. Giám khảo Đỗ Quang Long
6. Giám khảo Quách Thiên Tường
7. Giám khảo Norbert Ehrbar
8. Giám khảo David Thái
9. Giám khảo Robert Danhi

BẢO TRỢ CHƯƠNG TRÌNH:
Tổng cục Du lịch Việt Nam
Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam

BAN TỔ CHỨC:
Công ty TNHH Minh Long I
Trung tâm nghiên cứu kinh doanh & hỗ trợ doanh nghiệp (BSA)

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ CHÍNH:
Nhãn hàng LY’S HORECA của Công ty TNHH Minh Long I

ĐƠN VỊ THAM GIA VÀ BẢO TRỢ THÔNG TIN:
Đài Truyền hình Việt Nam
Đài Truyền hình Hà Nội
Đài Truyền hình TP.HCM
Đài Truyền hình Bình Dương
Báo Tuổi Trẻ
Báo Thanh Niên
Báo Người Lao Động
Báo Thế Giới Tiếp Thị
Báo Người Đô Thị
Báo VnExpress
Báo Dân Trí
Đài Phát thanh TP.HCM (FM 99.9Mhz)

Và các đơn vị truyền thông khác.


Với mục đích góp phần tìm kiếm, phát hiện, giữ gìn, bảo tồn, phát huy nét tinh túy của ẩm thực Việt, “Chiếc Thìa Vàng” là cuộc thi nấu ăn của các đầu bếp chuyên nghiệp với thông điệp “Mỗi món ăn quảng bá văn hóa cho một vùng miền”, nâng tầm món ăn lên đẳng cấp thế giới.

Quan trọng hơn, cuộc thi hướng đến mục đích nâng cao sức khỏe con người, thúc đẩy kinh tế thông qua nền công nghiệp ẩm thực đồng thời đẩy mạnh thương hiệu “Du lịch ẩm thực” ở Việt Nam. Chương trình được tổ chức với sự tài trợ chính của nhãn hàng Ly’s Horeca.

Cuộc thi “Chiếc Thìa Vàng” được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 10/2013 đến nay đã trải qua hai mùa thi 2013 và 2014, với sự góp mặt của các nhà hàng khách sạn trên toàn quốc. Nhiều đầu bếp xuất sắc ở các vùng miền từ Nam tới Bắc, từ miền biển tới vùng núi đã đem đến cuộc thi những món ăn tuyệt vời mang đậm hương vị Việt, văn hóa địa phương, có những món ăn dân gian tưởng chừng như bình thường nhưng bàn tay tài hoa của các đầu bếp đã khoác lên nó 1 áo khoác đủ sánh vai với các món ăn đẳng cấp trên bàn tiệc sang trọng về hương vị lẫn cách trình bày.

Tiếp nối sự thành công của 2 mùa thi trước, cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2015 sẽ được khởi động vào tháng 06/2015 và ban tổ chức chính thức nhận hồ hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 01/04/2015 sau một thời gian dài chuẩn bị.

Theo BTC, cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2015 sẽ có nhiều nét mới trong khâu tổ chức, cách chấm thi, quy chế thi… so với hai mùa trước hứa hẹn sẽ tạo thêm nhiều sự kịch tính cũng như sự hào hứng cho các đội thi năm nay.
Không khí bắt đầu cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2015

Không khí bắt đầu cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2015 tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long

- Các thí sinh tham gia cuộc thi cần phải hoàn tất bộ hồ sơ gồm các mục sau:
+ 1 Phiếu đăng ký tham gia cuộc thi có ký tên.
+ 1 bản đánh giá năng lực cá nhân.
+ 3 bản sao CMND (có công chứng).
+ Thư đề cử của đơn vị công tác có ký tên đóng dấu của đơn vị.
+ Thư thỏa thuận về bản quyền hình ảnh và thông tin (của cá nhân và đơn vị).
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh của đơn vị dự thi (có chứng thực của địa phương)
- Gửi bộ hồ sơ về cho BTC theo địa chỉ sau:
Phòng dự án Chiếc Thìa Vàng
Công ty TNHH Minh Long I
Địa chỉ: 333 Hưng Lộc, Hưng Định, Thuận An, Bình Dương.
Điện thoại: (0650) 3.66.88.99 – Fax: (0650) 3724173
Hotline: 0947.039.206
Email: support@chiecthiavang.com; info@chiecthiavang.com


Các đầu bếp và đơn vị có đề cử đại diện tham gia có thể đăng ký nhanh tại đây.

BTC sẽ liên hệ lại với thí sinh sau khi đã kiểm tra thông tin.


Download hồ sơ
tại đây

© 2014 / All rights & Copyrights reserved.

CHIẾC THÌA VÀNG