Sự phong phú của ẩm thực địa phương, những chia sẻ của các chuyên gia về cách chế biến, trình bày món ngon theo xu hướng mới và chủ đề “hành trình gia vị Việt” của Chiếc Thìa Vàng 2016 đã tạo hứng khởi ở khu vực Tây Nguyên.
Sáng
ngày 18.4, tại Kon Tum đã diễn ra buổi giao lưu với chủ đề “Xu hướng ẩm thực
Việt thời hội nhập” do Ban tổ chức cuộc thi Chiếc Thìa Vàng và Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch (VHTT &DL) tỉnh Kon Tum phối hợp tổ chức.Chương trình được tổ
chức dành cho khu vực Tây Nguyên, nằm trong chuỗi hoạt động quảng bá, tìm kiếm,
phát hiện, bảo tồn và phát huy nét tinh túy của ẩm thực Việt, với thông điệp “mỗi
món ăn quảng bá văn hóa cho một vùng miền”.
Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương và chuyên gia ẩm thực Chiêm Thành Long chia sẻ về sự phong phú của ẩm thực, đồng thời cũng khuyên các đầu bếp nên sử dụng gia vị Việt như một thế mạnh để quáng bá món ăn.
Khách
mời của chương trình là nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương, chuyên gia ẩm thực
Chiêm Thành Long và á quân Chiếc Thìa Vàng 2015 Nguyễn Như Cường.
Đến
dự buổi giao lưu có sự hiện diện của bà Hoàng Thị Chúc, trưởng Ban tuyên giáo tỉnh
ủy tỉnh Kon Tum; bà Phạm Thị Trung, ông Nguyễn Xuân Truyền là giám đốc và phó
giám đốc sở VHTT & DL tỉnh Kon Tum cùng đại diện các sở, ban, ngành tỉnh
Kon Tum và các tỉnh lân cận. Buổi giao lưu có sự tham gia của gần 100 đầu bếp,
thuộc gần 30 đơn vị là nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, đơn vị kinh doanh ẩm
thực thuộc tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đăk Lăk.
Buổi giao lưu thu hút sự chú ý của các đầu bếp và đại diện các đơn vị
Từng
tham gia nhiều sự kiện ẩm thực quốc tế và giới thiệu ẩm thực Việt
Nam đến với thế giới, nghệ nhân Bùi Thị Sương chia sẻ: “Việt Nam phải tự hào vì có một nền ẩm thực văn minh mà thế giới đang hướng tới:
hầu hết các món ăn đều có đầy đủ bốn nhóm thực phẩm chính, gồm đường – bột, đạm,
chất béo và rau củ - chất xơ. Đầu bếp và thực khách thế giới đánh giá rất cao món
Việt bởi sự ngon – lành, hài hòa và cân đối. Nếu biết kết hợp, chúng ta có một nền
ẩm thực rất tuyệt vời”. Theo đó, nghệ nhân cũng đề cập xu hướng trình bày
món Việt sao cho đẹp mắt, tiện dụng để tăng tính thẩm mỹ, nâng cao giá trị món
ăn.
Chia
sẻ về gia vị, chuyên gia ẩm thực Chiêm Thành Long cho rằng, Việt Nam có một kho
tàng gia vị rất đa dạng: “Mỗi vùng miền đều có những nguyên liệu và gia vị rất đặc
trưng, độc đáo. Các đầu bếp nên tận dụng thế mạnh này, phải làm sao để gia vị
tôn được món ăn lên. Đó là thế mạnh để ẩm thực Việt hướng đến vị trí xứng tầm, khẳng
định thương hiệu và hội nhập tốt hơn”.
Hào
hứng với ẩm thực Việt, đặc biệt tự hào về sự phong phú, dân dã của nguyên liệu
và gia vị Tây Nguyên, các khách mời tỏ ra quan tâm về chủ đề “Hành trình gia vị
Việt” của cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2016. Nhiều câu hỏi về gia vị, cách
trình bày, về quy định của cuộc thi Chiếc Thìa Vàng mùa thứ tư cũng được giải
đáp.
Đầu bếp khu vực Tây Nguyên bày tỏ thắc mắc tại buổi giao lưu.
Trả lời thắc mắc của đầu bếp Nguyễn Đức Hoàng (nhà hàng Ánh Dương), rằng: “Tôi tự hào về những món ngon của Kon Tum và chủ đề của cuộc thi rất thú vị. Tuy nhiên, những
thí sinh đến từ vùng sâu vùng xa, chưa tham gia nhiều các cuộc thi ẩm thực lớn
thì cần chuẩn bị những gì để quảng bá tốt hơn cho ẩm thực địa phương?”, chuyên
gia ẩm thực Chiêm Thành Long nhấn mạnh: “Các bạn nên tự tin, đừng nghĩ mình thua
kém đầu bếp ở các thành phố lớn. Địa phương các bạn có rất nhiều loại gia vị độc
đáo, nếu biết khai thác và tôn vinh bằng món ngon, kết hợp tuân
thủ đúng các quy định của Ban tổ chức, chắc chắn sẽ thành công!”
Là
người đồng hành cùng Chiếc Thìa Vàng nhiều mùa qua, nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị
Sương đã chia sẻ với các đầu bếp cách lên thực đơn dự thi hoàn chỉnh, đúng loại
món và có đủ các nhóm thực phẩm. Đồng thời, “nên
quan tâm đến những câu chuyện văn hóa, câu chuyện gia đình bằng món ăn. Cuộc
thi Chiếc Thìa Vàng ba mùa qua đã chứng kiến nhiều câu chuyện rất hay, rất thú
vị. Đó là những món những tưởng đã thất truyền, những món cha dạy lại cho con,
bà dạy lại cho cháu… không những ngon mà còn rất ý nghĩa”, nghệ nhân chia sẻ thêm.
Á quân Chiếc Thìa Vàng 2015 Nguyễn Như Cường biểu diễn món bò nướng mắc mật, bình bát với cocktail bình bát, lấy màu tự nhiên.
Tại
buổi giao lưu, màn trình diễn và giới thiệu món ăn được chế biến từ các loại
gia vị dân dã của á quân Chiếc Thìa Vàng 2015 Nguyễn Như Cường – món bò nướng mắc mật, bình bát với cocktail bình bát đã tạo thêm hứng khởi cho các đầu bếp
địa phương. Các khách mời không rời mắt khỏi thao tác của đầu bếp khi anh sử dụng lá bình bát xay nhuyễn, kết hợp thủy phân để
làm ra loại nước xốt có màu xanh tự nhiên và hương vị đặc biệt. Nhiều khách mời
cũng tỏ ra ngạc nhiên về một loại cocktail được chế biến từ lá và trái bình bát của đầu bếp này.
Chia
sẻ về chương trình, bà Phạm Thị Trung, Giám đốc sở VHTT & DL tỉnh Kon Tum
cho biết: “Với xu thế phát triển mới, là địa phương bước đầu quan tâm đến du lịch
ẩm thực, chúng tôi bày tỏ sự cám ơn đến Ban tổ chức về buổi giao lưu này. Đây
được xem như phát súng đầu tiên để chúng tôi quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa việc quảng
bá ẩm thực địa phương, kết hợp thúc đẩy phát triển du lịch”.
Các chương trình giao lưu ẩm thực cùng chủ đề tiếp theo sẽ được tổ chức tại Bắc Trung bộ, Bắc bộ và Nam Trung bộ. Buổi giao lưu dành cho các đầu bếp và đại diện các đơn vị khu vực Bắc Trung bộ sẽ diễn ra tại Huế vào ngày 02.5 tới.
L.T