Khu vực TP.HCM và các tỉnh thành miền Đông Nam bộ sẽ thi tài trong ba ngày 30/6 - 2/7 tại khu Du lịch Văn Thánh.
Thông cáo báo chí
VÒNG SƠ TUYỂN CUỘC THI CHIẾC THÌA VÀNG
2015
(Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành miền Đông Nam bộ)
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2015 - Với chủ đề “Hương vị quê nhà -
Hành trình gia vị Việt”, cuộc thi Chiếc thìa vàng mùa thứ 3 - năm 2015 vừa đánh dấu
cột mốc đầu tiên tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với 22 đội
thi. 66 đầu bếp đất phương Nam đã mang tới những bữa tiệc với thực đơn phong
phú, vừa đậm chất đồng quê của ẩm thực thời khẩn hoang vừa có những biến tấu,
phá cách mới lạ trong việc dùng những nguyên liệu đồng quê, sử dụng các gia vị
đặc trưng như: trái bần, lá chúc, sơn trà, nấm tràm, cỏ xước, sim… để tạo nên
những món ăn độc đáo, đáp ứng được kỳ vọng của ban giám khảo cũng như thực
khách.
Thành
phố Hồ Chí Minh, điểm đến tiếp theo của hành trình gia vị Việt, nơi diễn ra màn
tranh tài của 120 đầu bếp của 40 đội thi đến từ TP.HCM, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng
Nai, Bình Phước, Bình Thuận và hai đội đến từ Cà Mau. Riêng TP.HCM chiếm số lượng
đội thi áp đảo, với 26 đội và 78 đầu bếp chuyên nghiệp. Bởi, thành phố trên 300
tuổi này là nơi hội tụ tinh hoa của ẩm thực ba miền Việt Nam, cũng như các nền ẩm
thực khác trên thế giới. Theo chân người nhập cư
bao thế hệ, món ăn của mọi miền quê trên cả nước đã có mặt ở đất Sài Gòn. Để rồi
các đầu bếp tài hoa ở đây lại biến tấu, sáng tạo món ăn theo gu thực khách, để
đặc sản thêm giá trị.
Là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, đồng thời là trung
tâm giao lưu, hội nhập quốc tế từ rất sớm, ngành du lịch - khách sạn và dịch vụ
phát triển tương đối mạnh, trong đó có ẩm thực. TP.HCM đã du nhập nhiều phong
cách ẩm thực Á Đông, phương Tây kết hợp giúp cho bếp ăn, bàn tiệc ngày càng
phong phú về thực đơn và nghệ thuật trình bày món ăn, bàn tiệc được đặc biệt chú
trọng.
Chỉ
xét về khía cạnh gia vị, cũng là điểm nhấn của mùa thi năm nay, phần tranh tài
của các đầu bếp hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn. Là người cầm cân nảy mực cho hai mùa
thi trước, chuyên gia sưu tầm, nghiên cứu gia vị ở Việt Nam, ông Chiêm Thành
Long cho rằng sự linh hoạt trong sử dụng gia vị của các đầu bếp ở đây là điều rất
đáng ghi nhận.
Những
mùa thi trước, các đầu bếp đã mang tới nhiều loại gia vị độc đáo như chùm ngây,
trái cù lần, trâm hay biến tấu trái cây thành gia vị như bưởi, thanh long…
Trong đó, điểm dễ nhận thấy những năm gần đây đó là sự du nhập của nhiều loại
gia vị từ nhiều vùng miền trong nước, cũng như các nước tới TP.HCM, như mắc
khén, móc mật, thảo quả, hồi, tiêu rừng… xuất hiện ở chợ cũng như những cửa
hàng đặc sản địa phương. Điều thú vị là các đầu bếp TP.HCM bằng sự nhạy cảm và
mẫn cán với nghề bếp đã dày công sáng tạo, phá cách để những gia vị đó được sử
dụng hiệu quả, với cách dùng hoàn toàn mới. Đó là tín hiệu vui.
Ông
Chiêm Thành Long cho biết: “Chúng ta quen sử dụng gia vị tươi, chưa tính toán
việc sơ chế hoặc tinh chế, làm tăng giá trị thương mại của nguyên liệu, gia vị.
Đó là lý do những gia vị giá trị ấy vẫn chỉ khu trú ở địa phương. Qua khám phá
của cuộc thi Chiếc Thìa Vàng, cách sử dụng gia vị của các đầu bếp, chúng ta sẽ xác
định nguồn gốc, công thức, cách chế biến, bảo quản... để gia vị đi xa hơn, phát
huy hết giá trị kinh tế. Cùng với hành trình qua các địa phương khác, việc vẽ
được bản đồ gia vị Việt Nam đồng nghĩa với việc tìm ra con đường giao thoa văn
hóa ẩm thực, phát triển nền ẩm thực chuyên nghiệp, có khả năng cạnh tranh trên
thị trường quốc tế”.
Kỳ vọng
đó ít nhiều đã được đáp ứng, nếu nhìn vào thực đơn đăng ký dự thi của các đội. Ngoài
những món ăn đậm hương vị quê nhà, đã xuất hiện những món ăn với gia vị hết sức
độc đáo như món Lẩu bần phù sa của các đầu bếp công ty CPDV-TM Cổng Vàng, với
món lẩu đặc trưng miền Tây, được dẫn dắt bởi hương vị chủ đạo là nước cốt được
chiết xuất từ trái bần, một loài cây dại mọc phổ biến trên các sông, rạch
ĐBSCL. Hay các đầu bếp Khách sạn Sheraton Sài Gòn lại mang tới món khai vị gồm
gỏi ngó sen tôm - gỏi cuốn vịt, Atisô Đà Lạt dùng với sốt húng quế; cùng món
chính là Phi lê cá mú sao áp chảo vị cay, hương tắc, dùng với cơm càri - sốt
trà hạt sen thể hiện sự sáng tạo và tinh tế trong việc kết hợp nguyên liệu và
gia vị. Đầu bếp Công ty CP giải trí Miền Nam lại tận dụng tối đa giá trị lá móc
mật cho món chính là vịt nướng lá móc mật - quả móc mật nghiền - đùi vịt om sấu.
Các đầu bếp Đông Nam bộ cũng không chịu kém cạnh trong việc sử dụng các loại lá
gia vị, rau thơm dân dã nhưng bằng công thức chế biến mới để món ăn thêm mới lạ,
như: càng cua cuộn xôi lá đinh lăng trộn dầu giấm (Nhà hàng Phú Quý - Đồng
Nai), Cá chình nướng lá bưởi (Khách Sạn Grand - Vũng Tàu), cá sốt chanh dây sầu
riêng (Nhà hàng Moon - Bình Dương)…
Các
đầu bếp sẽ thi tài trong 3 ngày 30.6 -02.7.2015 tại khu Du lịch Văn Thánh, nơi
có không gian khá chuẩn về cơ sở vật chất cho cuộc thi. Ngoài phần thi tài của
các đầu bếp chuyên nghiệp, một hoạt động thú vị của cuộc thi Chiếc thìa vàng năm 2015 là chương trình
ra mắt sách “Chiếc thìa vàng - Tinh hoa ẩm
thực Việt”, chương trình giao lưu ẩm thực giữa các nhà văn hoá, các doanh
nhân, các nhà quản lý nhà hàng - khách sạn tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai,
Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Phước cũng diễn ra. Thực khách sẽ được thưởng thức
thực đơn chọn lọc từ các món ăn trong sách “Chiếc
thìa vàng - Tinh hoa ẩm thực Việt” năm 2013, do các đầu bếp đoạt giải Chiếc
thìa vàng hai mùa thi trước tuyển chọn, trực tiếp chế biến, phục vụ hay trực tiếp
vào vai đầu bếp, tự mình chế biến món ăn thích hợp theo công thức từ sách “Chiếc thìa vàng - Tinh hoa ẩm thực Việt”.
Ông
Lý Huy Sáng, Phó tổng giám đốc Công ty Minh Long I, Giám đốc nhãn hàng Ly’s
Horeca, chia sẻ: “Chúng tôi rất hào hứng với những cơ hội và thách thức mới của
cuộc thi Chiếc thìa Vàng năm 2015. Trải
qua hai mùa thi trước, đặc biệt là năm 2014, Chiếc thìa vàng đã khẳng định được thương hiệu, là sân chơi chuyên
nghiệp dành cho các đầu bếp tài nghệ, đam mê và sáng tạo. Cũng vì vậy, dấu ấn đậm
nét của Chiếc thìa vàng đó là việc cuộc
thi đã đến được nhiều địa phương hơn, tiếp cận nhiều nét văn hóa ẩm thực dân
gian chưa khai thác hết, còn lẩn khuất đâu đó và thành quả hết sức ý nghĩa là
khám phá, giới thiệu được gần 1.000 món ăn. Đó là những đặc sản nổi bật với giá
trị ngon và lành.
Năm 2015, với những đổi mới hướng đến tính chuyên nghiệp
cao hơn, cuộc thi sẽ tổ chức thi tập trung tại một số khu vực quan trọng để thí
sinh vùng sâu, vùng xa có điều kiện giao lưu tiếp xúc với thí sinh thành thị, học
hỏi lẫn nhau, nâng cao chất lượng các đội thi đồng đều hơn. Ban tổ chức kỳ vọng
Chiếc thìa vàng đóng góp sức
mình, bắt những nhịp cầu giao lưu ẩm thực không chỉ trong nước mà còn là sự kết
nối quốc tế, góp phần đưa du lịch - ẩm thực Việt trở thành ngành kinh tế quan
trọng, đồng thời góp phần nâng cao thể chất con người khỏe mạnh thông qua ẩm thực
Việt “ngon và lành” để làm giàu cho đất nước”.
Tại
vòng sơ khảo TP.HCM, các đầu bếp ở Bình Dương, Bình Phước,Vũng Tàu, Đồng Nai… sẽ
có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, nâng cao tay nghề. Cuộc thi Chiếc
thìa vàng với tổng giải thưởng lên tới hơn 3 tỉ đồng do công ty TNHH Minh Long
I và Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp tổ
chức, nhãn hàng Ly’s Horeca tài trợ, với sự bảo trợ của hai đơn vị cấp quốc gia
là Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng cục Du lịch Việt Nam.
***
* Thông tin thêm về cuộc thi Chiếc thìa vàng:
Cuộc
thi Chiếc thìa vàng mùa đầu tiên được
tổ chức vào tháng 10 năm 2013 với 103 đội dự thi. Cuộc thi Mùa thứ thứ hai khởi
tranh từ tháng 5 năm, với 140 đội, trong đó có 43 đơn vị đến từ các nhà hàng –
khách sạn 4, 5 sao trải dài từ Bắc đến Nam tham dự ở 10 khu vực thi khác nhau.
Cũng mùa thi này, 77 đơn vị đến từ 26 tỉnh thành đã tham gia ngày hội giới thiệu
các đặc sản, món ăn truyền thống địa phương mang tên Hương vị quê nhà.
Cuộc
thi Chiếc thì Vàng sẽ diễn ra với ba
vòng thi tập trung: vòng sơ tuyển tại 6 địa điểm trải dài theo chiều dọc đất nước,
vòng bán kết và chung kết. Chiếc Thìa Vàng mùa thứ 3 - 2015 với chủ đề “Hương vị
quê nhà thời hội nhập - Hành trình gia vị Việt” đặt ra năm tiêu chí:
1. Tìm kiếm món ăn dân dã & truyền
thống với những nguyên liệu và gia vị tiêu biểu mang đậm nét văn hóa, đặc trưng
của từng vùng miền trên khắp đất nước Việt Nam với thông điệp “Mỗi món ăn quảng
bá văn hóa cho một vùng miền”.
2. Tìm kiếm đầu bếp tài năng, có kiến
thức về dinh dưỡng phù hợp với xu hướng sống xanh, bảo đảm quy trình chế biến
đúng chuẩn, có sự sáng tạo, tinh tế & nghệ thuật trong phong cách trình bày
để nâng món ăn Việt ngang tầm với quốc tế.
3. Món ăn phải nâng cao giá trị sẵn có
của ẩm thực Việt - “không chỉ ngon mà còn lành”.
4. Tôn vinh những đầu bếp xuất sắc
& nhà hàng có công đóng góp, phát triển, làm giàu nền văn hóa ẩm thực Việt.
5. Hướng đến xây dựng nền công nghiệp ẩm
thực tiên tiến. Đẩy mạnh phong trào “Du lịch ẩm thực” ở Việt Nam, từng bước xây
dựng thương hiệu du lịch ẩm thực quốc gia, thu hút ngày càng đông đảo khách du
lịch quốc tế.
* Về cuộc thi Chiếc thìa vàng 2015:
Năm
2015, cuộc thi Chiếc Thìa Vàng dự kiến
có 180 đội với 540 đầu bếp đến từ 64 tỉnh, thành phố trên cả nước dự thi.
Tìm kiếm, xây dựng bản đồ gia vị Việt là điểm
nhấn của cuộc thi năm nay. Chuyên gia sưu tầm, nghiên cứu gia vị ở Việt Nam
và cũng là giám khảo chuyên môn của cuộc thi Chiếc thìa vàng 2015 - ông Chiêm
Thành Long nhận định: “Chúng ta quen sử dụng gia vị tươi, chưa tính toán việc
sơ chế hoặc tinh chế, làm tăng giá trị thương mại của nguyên liệu, gia vị. Nhiều
loại gia vị đặc biệt ở địa phương chưa phát huy hết giá trị. Vì vậy, câu chuyện khám phá và cách dùng gia vị của
thí sinh sẽ được chú ý. Từ đó, chúng ta sẽ tìm nguồn gốc, công thức, cách chế
biến, bảo quản... Vẽ được bản đồ gia vị Việt Nam đồng nghĩa với việc tìm ra con
đường giao thoa văn hóa ẩm thực, phát triển nền ẩm thực chuyên nghiệp, có khả
năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế”.
Mùa thi năm nay cũng sẽ chứng kiến việc xúc
tiến thành lập “Câu lạc bộ đầu bếp Chiếc thìa vàng”. Đó là nơi kết nối những
đầu bếp từng đoạt giải trong các mùa thi lại thành đội ngũ chuyên gia ẩm thực
uy tín. Câu lạc bộ sẽ liên kết với cơ quan ngoại giao đoàn, các sứ quán hay các
cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể trong những bữa tiệc chiêu đãi trong nước
và quốc tế nhằm giới thiệu món ăn VIệt Nam đến các thực khách trong và ngoài nước.
Ban tổ chức cũng sẽ cấp chứng nhận cho các
nhà hàng - khách sạn có món ăn đoạt giải cuộc thi. Trên thực đơn của nhà
hàng - khách sạn thể hiện biểu tượng của Chiếc Thìa Vàng ở các món ăn ấy. Đây
là cách giúp khách hàng nhận diện các món ăn thuần Việt đã được đầu bếp chăm
chút, chế biến, cách tân phù hợp với nhu cầu đa dạng của thực khách trong nước
và quốc tế.
* Về Ban Cố Vấn và Ban Giám Khảo:
Cầm
cân nảy mực cho cuộc thi sẽ là các siêu đầu bếp trong nước và quốc tế, nghệ
nhân ẩm thực, chuyên gia ẩm thực, nhà giáo ưu tú, chuyêngia dinh dưỡng…
Ban
Cố vấn và ban Giám khảo chuyên môn:
- Bà
Bùi Thị Sương: ĐSHV, Nghệ nhân dân gian, đại sứ văn hoá ẩm thực Việt.
-
Ông Chiêm Thành Long - Chuyên gia ẩm thực dân gian Việt.
Ban
Giám khảo chuyên môn:
- Bà
Triệu Thị Chơi: ĐSHV, Nhà
giáo ưu tú, người viết và biên soạn 100 đầu sách nữ công gia chánh, chuyên viên
văn hoá ẩm thực, Sứ giả ẩm thực Việt Nam.
- Bà
Bùi Thị Sương: ĐSHV, Nghệ nhân dân gian, đại sứ văn hoá ẩm thực Việt.
-
Ông Đỗ Quang Long - Thành viên của Hội đầu bếp thế giới ESCOFFIER, uỷ viên Hội
đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn.
Ban
Giám khảo khách mời:
-
Ông Lý Huy Sáng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Long I.
- Bà
Vũ Kim Anh, nguyên Phó giám đốc sở Văn Hoá - Thể Thao & Du lịch TP. HCM.
Thông tin thêm:
Về nhãn hàng Ly’s Horeca
Nhãn
hãng Ly’s Horeca của công ty Minh Long 1 có hơn 250 mã hàng, cung cấp một dãy sản
phẩm rộng chuyên dụng cho kênh Horeca để phục vụ thực khách lẻ, khách đoàn, tiệc
cưới, tiệc buffet theo phong cách Á, Âu với nhiều kiểu dáng mỹ thuật khác nhau.
Sản phẩm được sản xuất với nguyên liệu gốm cao cấp nung ở nhiệt độ cao và phủ
men siêu mịn theo công nghệ nano đạt được hiệu quả về độ cứng chắc, chịu độ va
chạm cao và chống trầy xước. Ngoài ra, Ly’s Horeca cũng trải qua hệ thống thử
nghiệm với tiêu chuẩn khó tính nhất của châu Âu để đảm bảo tương thích với các
hệ thống lò nướng, lò vi sóng, máy rửa chén… của hệ thống nhà hàng công nghiệp.
Các
nhà thiết kế của Đức - Pháp cùng hợp tác với Minh Long I thống nhất chọn màu trắng
ngà cho sản phẩm này theo xu hướng chung của các nhà hàng cao cấp trên thế giới.
Màu trắng ngà phối hợp với ánh sáng dịu của các nhà hàng, khách sạn mang lại cảm
giác ấm áp, gần gũi và thân thiện hơn cho bàn tiệc.
Là
nhà tài trợ duy nhất của cuộc thi Chiếc thìa vàng trên toàn quốc này, đến nay,
Ly’s Horeca rất tự hào đã nâng cánh những tài năng xuất sắc của ẩm thực Việt
Nam có thêm điều kiện để thăng hoa. Có thể nói đây là cuộc đồng - hành - hợp -
bích của tinh túy ẩm thực Việt với những sản phẩm tinh hoa từ đất hình thành
qua sự sáng tạo tinh xảo của người thợ Minh Long I.
Về công ty Minh Long 1:
Công
ty Minh Long I được thành lập từ năm 1970 nhưng thực ra nó đã được kế thừa đến
nay đã là đời thứ 4 ở Việt Nam của một gia tộc họ Lý có truyền thống về nghề gốm
bắt đầu từ thời ông nội của ông Lý Ngọc Minh (nhà sáng lập) tính đến nay đã hơn
100 năm. Ngoài tiêu chuẩn đầu tiên về chất lượng cao cấp của sản phẩm, Minh
Long I còn đầu tư nghiên cứu cả phần nghệ thuật thể hiện trên sản phẩm thông
qua từng kiểu dáng, họa tiết hoa văn. Những nét đẹp văn hóa, những hình ảnh quê
hương mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa Việt Nam cũng như các nền văn hóa của
các nước trên thế giới được công ty khắc họa, lồng ghép vào từng sản phẩm sao
cho những thiết kế vẫn giữ được nét đặc trưng của nền văn hóa đó nhưng có phong
cách hiện đại mang tầm quốc tế và nay đang có mặt khắp các nước, sánh vai cùng
các thương hiệu sứ hàng đầu thế giới.
Công
ty gốm sứ Minh Long I luôn xem sản phẩm mình tạo thành là những đứa con do
chính mình sinh ra nên tất cả đều phải được chăm sóc, học hành, thi cử. Với
tiêu chí 4 không: Không thời gian, không biên giới, không giới tính, không tuổi
tác và 4 có: Có văn hóa, có nghệ thuật, có phong cách và có hồn, sản phẩm của
Minh Long I ngày càng xứng đáng đứng trong top các nhà sản xuất gốm sứ hàng đầu
trên thế giới.
Mọi thông tin chi tiết,
vui lòng liên hệ:
Anh Quang Linh
Điện thoại: 0918 23 89 85
Email: linh@minhlong.com