TCBC vòng sơ tuyển Chiếc thìa vàng 2015 khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Chủ nhật, 19/07/2015 20:30
0
0
Khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên sẽ thi tài trong 2 ngày 21/7 - 22/7 tại thành phố biển Nha Trang.
Thông cáo báo chí

    VÒNG SƠ TUYỂN CUỘC THI CHIẾC THÌA VÀNG 2015

(Khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên)

Khánh Hoà, ngày 21 tháng 7 năm 2015 - Với chủ đề “Hương vị quê nhà - Hành trình gia vị Việt”, cuộc thi Chiếc Thìa Vàng mùa thứ 3 - năm 2015 đã chứng kiến những màn tranh tài sôi nổi của 57 đội thi vòng sơ tuyển cụm Đồng bằng sông Cửu Long và cụm TP.HCM - Đông Nam bộ. Những đặc sản địa phương, các món ăn độc đáo, đặc biệt là những loại gia vị ít ai ngờ - là lá, hoa, trái dại hay rau cỏ đồng nội đã xuất hiện trên bàn tiệc sau khi được các đầu bếp dày công nghiên cứu, chế biến thành nước xốt, gia vị dẫn dắt để món ăn có khẩu vị lạ, ngon và lành. Những phá cách trong chế biến, trình bày món ăn đặc biệt là tìm tòi, nghiên cứu sử dụng gia vị mới như vậy là lý do mà chỉ hai cụm thi, Ban Giám Khảo đã nhất trí chọn ra 24 đội xuất sắc để trao vé vào vòng bán kết.

Thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà) là điểm đến tiếp theo của hành trình gia vị Việt, nơi diễn ra màn tranh tài của 69 đầu bếp thuộc 23 đội thi đến từ Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung bộ.

Ở những mùa thi trước, các đội thi của hai cụm thi này đã thể hiện tài nghệ khi tận dụng thế mạnh từ nguyên liệu, gia vị đặc trưng của địa phương để chế biến thành những món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách.

Nhìn vào thực đơn đăng ký của các đội thi năm nay, những thế mạnh ấy tiếp tục được phát huy, nâng tầm với hai cảm hứng dẫn dắt là hương rừng và vị biển. Trong đó, Khách sạn Yasaka Hương Sen, đại diện đến từ Phú Yên mang tới đặc sản là mắt cá ngừ tiềm thuốc Bắc và lẩu gà lá dít ăn kèm bún. Trong đó lá dít được biết đến là một loại cây mọc sống trên vùng đất đỏ, núi cao - loại lá gia vị đặc trưng ở nhiều xã thuộc huyện Sơn Hòa và Tuy An (Phú Yên). Lá dít có màu xanh vàng, khi vò dập lá có mùi thơm, vị chua và người dân đại phương vẫn sử dụng lá non để nấu canh chua.

Một đại diện khác đến từ Phú Yên, Quán Nam Nikko cũng mang tới hai món độc đáo là cá sóc muối mật rau rừng và lịch bóc lá chuối. Đại diện quê xứ “Nẫu” - Bình Định góp mặt với thực đơn là những món rặt hải sản biển là gỏi chình mun, cua huỳnh đế kim sa cùng món bánh tro truyền thống.

Trong khi đó, là một trong hai đại diện đến từ Ninh Thuận, Resort Phát Hoàng Long tìm cảm hứng từ những loại cây trái địa phương cho thực đơn gồm: tôm sốt táo Phan Rang và dê nấu nho.

Dĩ nhiên các đầu bếp chủ nhà Khánh Hoà cũng không chịu kém cạnh với nhiều món ăn độc đáo, như: thằn lằn núi ba món, bánh cam nhân yến xốt xoài (Khách sạn Galiot); cá sấu Khánh Vĩnh nướng sốt cà ri ăn kèm với cơm chiên ba màu, đà điểu Ninh Hòa cuộn laghim ăn kèm với sốt ớt tươi (Khách sạn Green World), hoa thị nấu thả, gà nấu bản Đôn với thảo mộc (Khách sạn Intercontinental)…

Phát huy thế mạnh là nguyên liệu hoa, lá, rau củ, đặc biệt là những đặc sản gia vị núi rừng, các đại diện Tây Nguyên góp mặt ở cụm thi này cũng tạo dấu ấn bởi thực đơn phong phú. Chẳng hạn các đầu bếp Nhà hàng An Thái (Kon Tum) đã mang tới một thực đơn lấy cảm hứng từ cây chuối rừng, với nhiều món mới lạ: chuối xốp trộn lá é, gỏi hoa chuối hà nàm sốt trái gùi, hoa chuối chiên giòn, sơn dương nấu cuối dùng kèm chuối tứ quý và bún, cá cọp nhét lồ ô sốt chuối... Những thực đơn với món ăn độc đáo, các loại gia vị đặc trưng đại phương hứa hẹn sẽ mang lại những cuộc tranh tài sôi động và thú vị.

Kinh nghiệm chấm thi từ hai vòng sơ tuyển vừa qua, Giám khảo chuyên môn, Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương, nhận định: “Khi chọn thực đơn đi thi, các đầu bếp lưu ý nên chọn những món ăn đặc sắc, tránh đừng chọn một đề tài quá an toàn. Trong cuộc thi nào cũng đòi hỏi tính thách thức, vì vậy cần gia công tìm tòi cho những món ăn thật đặc sắc và những gia vị thật đặc biệt để tạo ấn tượng. Cho nên việc nhiên cứu, tìm tòi để tìm ra món ăn mới, gia vị mới rất cần thiết cho món ăn Việt Nam của chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế”.

Vị giám khảo chuyên môn cũng gợi ý: “Các đầu bếp có thể đổi mới món ăn Việt Nam một chút bằng cách làm cho nó tăng tính tiện dụng, đặc sắc và dễ ăn hơn. Những dụng cụ của nhãn hàng Ly’s Horeca rất nhiều loại, có thể hỗ trợ tốtcho các bạn về vấn đề này. Vì vậy các đầu bếp nên nghiên cứu, không những nguyên liệu, gia vị mà còn nên chú ý dụng cụ mà mình sẽ đựng món ăn đó như thế nào trên bàn tiệc”.

Các đầu bếp sẽ thi tài trong hai ngày 21/7 và 22/7/2015 tại Trung tâm Hội nghị tiệc cưới Âu Lạc Thịnh (75A Nguyễn Thị Minh Khai, phường Phước Hòa, thành phố  Nha Trang). Ngoài phần thi tài của các đầu bếp chuyên nghiệp, một hoạt động thú vị của cuộc thi Chiếc thìa vàng năm 2015 là chương trình ra mắt sách “Chiếc thìa vàng - Tinh hoa ẩm thực Việt”, chương trình giao lưu ẩm thực giữa các nhà văn hoá, các doanh nhân, các nhà quản lý nhà hàng - khách sạn tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Đăk Lăk cũng diễn ra.

Thực khách sẽ được thưởng thức thực đơn chọn lọc từ các món ăn trong sách “Chiếc thìa vàng - Tinh hoa ẩm thực Việt”năm 2013, do các đầu bếp đoạt giải Chiếc thìa vàng hai mùa thi trước tuyển chọn, trực tiếp chế biến, phục vụ hay trực tiếp vào vai đầu bếp, tự mình chế biến món ăn thích hợp theo công thức từ sách “Chiếc thìa vàng - Tinh hoa ẩm thực Việt”.

Ông Lý Huy Sáng, Phó tổng giám đốc Công ty Minh Long I, Giám đốc nhãn hàng Ly’s Horeca, chia sẻ: “Chúng tôi rất hào hứng với những cơ hội và thách thức mới của cuộc thi Chiếc thìa Vàng năm 2015. Trải qua hai mùa thi trước, đặc biệt là năm 2014, Chiếc Thìa Vàng đã khẳng định được thương hiệu, là sân chơi chuyên nghiệp dành cho các đầu bếp tài nghệ, đam mê và sáng tạo. Cũng vì vậy, dấu ấn đậm nét của Chiếc Thìa Vàng đó là việc cuộc thi đã đến được nhiều địa phương hơn, tiếp cận nhiều nét văn hóa ẩm thực dân gian chưa khai thác hết, còn lẩn khuất đâu đóvà thành quả hết sức ý nghĩa là khám phá, giới thiệu được gần 1.000 món ăn. Đó là những đặc sản nổi bật với giá trị ngon và lành.

Năm 2015, với những đổi mới hướng đến tính chuyên nghiệp cao hơn, cuộc thi sẽ tổ chức thi tập trung tại một số khu vực quan trọng để thí sinh vùng sâu, vùng xa có điều kiện giao lưu tiếp xúc với thí sinh thành thị, học hỏi lẫn nhau, nâng cao chất lượng các đội thi đồng đều hơn.

Ban tổ chức kỳ vọng Chiếc Thìa Vàng đóng góp sức mình, bắt những nhịp cầu giao lưu ẩm thực không chỉ trong nước mà còn là sự kết nối quốc tế,góp phần đưa du lịch - ẩm thực Việt trở thành ngành kinh tế quan trọng, đồng thời góp phần nâng cao thể chất con người khỏe mạnh thông qua ẩm thực Việt “ngon và lành” để làm giàu cho đất nước”.

Cuộc thi Chiếc Thìa Vàng với tổng giải thưởng lên tới hơn 3 tỉ đồng do công ty TNHH Minh Long I và Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp tổ chức, nhãn hàng Ly’s Horeca tài trợ, với sự bảo trợ của hai đơn vị cấp quốc gia là Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng cục Du lịch Việt Nam.

***

* Thông tin thêm về cuộc thi Chiếc Thìa Vàng:

Cuộc thi Chiếc Thìa Vàng mùa đầu tiên được tổ chức vào tháng 10 năm 2013 với 103 đội dự thi. Cuộc thi Mùa thứ thứ hai khởi tranh từ tháng 5 năm, với 140 đội, trong đó có 43 đơn vị đến từ các nhà hàng - khách sạn 4, 5 sao trải dài từ Bắc đến Nam tham dự ở 10 khu vực thi khác nhau. Cũng mùa thi này, 77 đơn vị đến từ 26 tỉnh thành đã tham gia ngày hội giới thiệu các đặc sản, món ăn truyền thống địa phương mang tên Hương vị quê nhà.

Cuộc thi Chiếc Thìa Vàng sẽ diễn ra với ba vòng thi tập trung: vòng sơ tuyển tại 6 địa điểm trải dài theo chiều dọc đất nước, vòng bán kết và chung kết. Chiếc Thìa Vàng mùa thứ 3 - 2015 với chủ đề “Hương vị quê nhà thời hội nhập - Hành trình gia vị Việt” đặt ra năm tiêu chí: 

1. Tìm kiếm món ăn dân dã & truyền thống với những nguyên liệu và gia vị tiêu biểu mang đậm nét văn hóa, đặc trưng của từng vùng miền trên khắp đất nước Việt Nam với thông điệp “Mỗi món ăn quảng bá văn hóa cho một vùng miền”. 

2. Tìm kiếm đầu bếp tài năng, có kiến thức về dinh dưỡng phù hợp với xu hướng sống xanh, bảo đảm quy trình chế biến đúng chuẩn, có sự sáng tạo, tinh tế & nghệ thuật trong phong cách trình bày để nâng món ăn Việt ngang tầm với quốc tế.

3. Món ăn phải nâng cao giá trị sẵn có của ẩm thực Việt - “không chỉ ngon mà còn lành”.

4. Tôn vinh những đầu bếp xuất sắc & nhà hàng có công đóng góp, phát triển, làm giàu nền văn hóa ẩm thực Việt.

5. Hướng đến xây dựng nền công nghiệp ẩm thực tiên tiến. Đẩy mạnh phong trào “Du lịch ẩm thực” ở Việt Nam, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch ẩm thực quốc gia, thu hút ngày càng đông đảo khách du lịch quốc tế.

* Về cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2015:

Năm 2015, cuộc thi Chiếc Thìa Vàng dự kiến có 180 đội với 540 đầu bếp đến từ 64 tỉnh, thành phố trên cả nước dự thi. Tìm kiếm, xây dựng bản đồ gia vị Việt là điểm nhấn của cuộc thi năm nay.

Chuyên gia sưu tầm, nghiên cứu gia vị ở Việt Nam và cũng là giám khảo chuyên môn của cuộc thi Chiếc thìa vàng 2015 - ông Chiêm Thành Long nhận định: “Chúng ta quen sử dụng gia vị tươi, chưa tính toán việc sơ chế hoặc tinh chế, làm tăng giá trị thương mại của nguyên liệu, gia vị. Nhiều loại gia vị đặc biệt ở địa phương chưa phát huy hết giá trị. Vì vậy, câu chuyện khám phá và cách dùng gia vị của thí sinh sẽ được chú ý. Từ đó, chúng ta sẽ tìm nguồn gốc, công thức, cách chế biến, bảo quản... Vẽ được bản đồ gia vị Việt Nam đồng nghĩa với việc tìm ra con đường giao thoa văn hóa ẩm thực, phát triển nền ẩm thực chuyên nghiệp, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế”.

Mùa thi năm nay cũng sẽ chứng kiến việc xúc tiến thành lập “Câu lạc bộ đầu bếp Chiếc Thìa Vàng”. Đó là nơi kết nối những đầu bếp từng đoạt giải trong các mùa thi lại thành đội ngũ chuyên gia ẩm thực uy tín. Câu lạc bộ sẽ liên kết với cơ quan ngoại giao đoàn, các sứ quán hay các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể trong những bữa tiệc chiêu đãi trong nước và quốc tế nhằm giới thiệu món ăn VIệt Nam đến các thực khách trong và ngoài nước.

Ban tổ chức cũng sẽ cấp chứng nhận cho các nhà hàng - khách sạn có món ăn đoạt giải cuộc thi. Trên thực đơn của nhà hàng - khách sạn thể hiện biểu tượng của Chiếc Thìa Vàng ở các món ăn ấy. Đây là cách giúp khách hàng nhận diện các món ăn thuần Việt đã được đầu bếp chăm chút, chế biến, cách tân phù hợp với nhu cầu đa dạng của thực khách trong nước và quốc tế.

* Về Ban Cố Vấn và Ban Giám Khảo:

Cầm cân nảy mực cho cuộc thi sẽ là các siêu đầu bếp trong nước và quốc tế, nghệ nhân ẩm thực, chuyên gia ẩm thực, nhà giáo ưu tú, chuyên gia dinh dưỡng…

Ban Cố vấn và ban Giám khảo chuyên môn:

- Bà Bùi Thị Sương :  ĐSHV,  Nghệ nhân dân gian, đại sứ văn hoá ẩm thực Việt.

- Ông Chiêm Thành Long - Chuyên gia ẩm thực dân gian Việt.

Ban Giám khảo chuyên môn:

- Bà Triệu Thị Chơi:  ĐSHV, Nhà giáo ưu tú, người viết và biên soạn 100 đầu sách nữ công gia chánh, chuyên viên văn hoá ẩm thực, Sứ giả ẩm thực Việt Nam.

- Bà Bùi Thị Sương :  ĐSHV,  Nghệ nhân dân gian, đại sứ văn hoá ẩm thực Việt.

- Ông Chiêm Thành Long - Chuyên gia ẩm thực dân gian Việt

- Ông Lý Sanh - Chuyên gia ẩm thực, Chủ tịch Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn

 Ban Giám khảo khách mời:

- Ông Lý Huy Sáng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Long I.

- Ông Bùi Xuân Lương, Trưởng phòng Nghiệp vụ Du Lịch - Sở Văn Hoá, Thể Thao & Du lịch tỉnh Khánh Hòa.

Thông tin thêm:

Về nhãn hàng Ly’s Horeca

Nhãn hãng Ly’s Horeca của công ty Minh Long 1 có hơn 250 mã hàng, cung cấp một dãy sản phẩm rộng chuyên dụng cho kênh Horeca để phục vụ thực khách lẻ, khách đoàn, tiệc cưới, tiệc buffet theo phong cách Á, Âu với nhiều kiểu dáng mỹ thuật khác nhau. Sản phẩm được sản xuất với nguyên liệu gốm cao cấp nung ở nhiệt độ cao và phủ men siêu mịn theo công nghệ nano đạt được hiệu quả về độ cứng chắc, chịu độ va chạm cao và chống trầy xước.

Ngoài ra, Ly’s Horeca cũng trải qua hệ thống thử nghiệm với tiêu chuẩn khó tính nhất của châu Âu để đảm bảo tương thích với các hệ thống lò nướng, lò vi sóng, máy rửa chén… của hệ thống nhà hàng công nghiệp.

Các nhà thiết kế của Đức - Pháp cùng hợp tác với Minh Long I thống nhất chọn màu trắng ngà cho sản phẩm này theo xu hướng chung của các nhà hàng cao cấp trên thế giới. Màu trắng ngà phối hợp với ánh sáng dịu của các nhà hàng, khách sạn mang lại cảm giác ấm áp, gần gũi và thân thiện hơn cho bàn tiệc.

Là nhà tài trợ duy nhất của cuộc thi Chiếc thìa vàng trên toàn quốc này, đến nay, Ly’s Horeca rất tự hào đã nâng cánh những tài năng xuất sắc của ẩm thực Việt Nam có thêm điều kiện để thăng hoa. Có thể nói đây là cuộc đồng - hành - hợp - bích của tinh túy ẩm thực Việt với những sản phẩm tinh hoa từ đất hình thành qua sự sáng tạo tinh xảo của người thợ Minh Long I.

Về công ty Minh Long I

Công ty Minh Long I được thành lập từ năm 1970 nhưng thực ra nó đã được kế thừa đến nay đã là đời thứ 4 ở Việt Nam của một gia tộc họ Lý có truyền thống về nghề gốm bắt đầu từ thời ông nội của ông Lý Ngọc Minh (nhà sáng lập) tính đến nay đã hơn 100 năm.

Ngoài tiêu chuẩn đầu tiên về chất lượng cao cấp của sản phẩm, Minh Long I còn đầu tư nghiên cứu cả phần nghệ thuật thể hiện trên sản phẩm thông qua từng kiểu dáng, họa tiết hoa văn. Những nét đẹp văn hóa, những hình ảnh quê hương mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa Việt Nam cũng như các nền văn hóa của các nước trên thế giới được công ty khắc họa, lồng ghép vào từng sản phẩm sao cho những thiết kế vẫn giữ được nét đặc trưng của nền văn hóa đó nhưng có phong cách hiện đại mang tầm quốc tế và nay đang có mặt khắp các nước, sánh vai cùng các thương hiệu sứ hàng đầu thế giới.

Công ty gốm sứ Minh Long I luôn xem sản phẩm mình tạo thành là những đứa con do chính mình sinh ra nên tất cả đều phải được chăm sóc, học hành, thi cử. Với tiêu chí 4 không: Không thời gian, không biên giới, không giới tính, không tuổi tác và 4 có: Có văn hóa, có nghệ thuật, có phong cách và có hồn, sản phẩm của Minh Long I ngày càng xứng đáng đứng trong top các nhà sản xuất gốm sứ hàng đầu trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Mr Quang Linh     
Điện thoại: 0918 23 89 85          
Email: linh@minhlong.com


0
0
Viết Bình luận Gửi bình luận
0 Bình luận

Ban giám khảo

Ông Otto Weibel

Ông Otto Weibel

11-12-2015 08:52
Ông Nguyễn Xuân Hùng

Ông Nguyễn Xuân Hùng

25-11-2015 16:12
Ông Sakal PHOEUNG

Ông Sakal PHOEUNG

31-10-2015 14:15

Món ngon Chiếc Thìa Vàng

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo (chẩm chéo) là món chấm từ gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày cũng như khi đãi khách của dân tộc Thái. Đây vừa là món dân dã vừa đậm hương vị đặc sản núi rừng.

Điểm ăn ngon

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Kỷ lục độc đáo này được Tổ chức Guinness Thế giới (có trụ sở ở London, Anh) chứng nhận vào tháng 6-2018, giới thiệu với công chúng vào ngày 7-9-2018.

Đầu bếp chia sẻ

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai là một trong số ít những đầu bếp đường phố vinh dự nhận được ngôi sao Michelin. Để đi đến ngày vinh quang ấy, bà đã phải trải qua một tuổi xuân đầy mồ hôi và nước mắt.

Ẩm thực & Sức khỏe

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn - dù chỉ với một lượng không nhiều - sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) - một tình trạng tiền Alzheimer.

  • Viet Projects
  • Food & Hotel Vietnam
  • New Viet Dairy
  • Jacob ‘s Creek
  • Harmony Ly's

© 2014 / All rights & Copyrights reserved.

CHIẾC THÌA VÀNG