Chung kết Chiếc thìa vàng: Ngày xuân, hương vị ba miền hội ngộ

Thứ sáu, 17/01/2014 17:00
0
0
Sau hơn ba tháng tranh tài sôi nổi, cuộc thi Chiếc thìa vàng đã cán đích thành công với vòng thi chung kết diễn ra ngày 16/1.

Hơn 400 đầu bếp đến từ ba miền đã dụng công tìm tòi, sáng tạo và giới thiệu tới cuộc thi hàng trăm món ngon, đặc sản mang đậm hương vị quê nhà…

Đây là vòng thi đặc biệt bởi các đầu bếp của 15 đội phải bốc thăm chọn nguyên liệu, tự đi chợ (được ban tổ chức bố trí sẵn), lên thực đơn, chế biến và trình bày món ăn trong khoảng thời gian năm giờ đồng hồ.

Bản đồ ẩm thực Việt

Nhìn sự tất bật của các đầu bếp, nghệ nhân ẩm thực Lý Sanh, giám khảo cuộc thi, nói vui: "Đây thực sự là ngày hội của món ngon Việt Nam bởi đầu bếp của các vùng miền đều tề tựu về đây. Ở những vòng trước, nếu các đầu bếp đã chấm phá, phác thảo nên bản đồ ẩm thực thì nay, 45 đầu bếp xuất sắc này hoàn tất nốt bản đồ ẩm thực độc đáo ấy".

Ông David Thái đứng gần đó, cũng nhận định: "Trình độ của đầu bếp thời kỳ hội nhập là một điểm quan trọng trong thu hút khách du lịch quốc tế. Người chuyên nghiệp có thể được nhìn nhận không chỉ qua món ăn mà còn là cách thao tác, cách đi đứng đi chuyển trong không gian bếp và đặc biệt là kiến thức về dinh dưỡng, về văn hoá và nghệ thuật trong nấu nướng"…

Vào cuộc, đầu bếp nhà hàng Tiến Lộc (Đồng Nai) nhanh chóng phác thảo thực đơn với tên những tên gọi khác, hấp dẫn hơn: Hoả tửu ngọc thạch, Chén ngọc sum vầy, Kim kê thạch ngọc với nguyên liệu chủ là tôm, mực và rau, củ. Điểm độc đáo của món Hoả tửu ngọc thạch là tôm được nướng trên nền đá muối.

Đầu bếp Trần Ngọc Nghĩa cho biết, loại đá này xuất phát từ dãy Himalaya, niên đại 250 triệu năm. "Trước khi thi chúng tôi đã nướng thử trên đá này nhưng dĩa bị vỡ do không chịu được nhiệt, rất may tô và dĩa Minh Long lại không bị vỡ. Nhờ nướng trên đá muối, tôm không cần tẩm gia vị mà trong quá trình gia nhiệt, tinh thể muối sẽ thoát ra, giúp món ăn có vị lạ, mùi thơm". Các đầu bếp còn thị phạm tại bàn tiệc để ban giám khảo và thực khách tận mắt chứng kiến việc nướng trên đá này.

Trong khi đó, các đầu bếp khách sạn Majestic lại tạo ấn tượng ngay từ đầu bởi khâu trang trí bàn tiệc khi thể hiện tranh thuỷ mặc mai, lan, cúc, trúc trên nền dĩa sứ Ly's Horeca. Những chiếc muỗng được họ tạo hình thành hoa, chuông gió. Trên nền bàn tiệc đó, món ăn của họ được dọn ra: cá chẽm chiên sốt chua cay, gà sốt nấm, cà chua nấu rượu đỏ mứt dẻo. Đầu bếp Dương Đức Huấn cho biết: "Cuộc thi tạo cơ hội tốt cho các đầu bếp trẻ học hỏi và thể hiện. Bởi dưới áp lực thời gian và nguyên liệu ban giam khảo quy định, phải sáng tạo ra được món mới".

Không gian Tây Nguyên với nhà rông, gùi được nhà hàng Ngọc Linh (Kon Tum) tái hiện trên bàn tiệc cùng với các món ngon đặc trưng như gỏi cá sắc màu, hồ lô Tây Nguyên, hương núi đồi (cháo lá).

Đại diện cho miền Bắc, khách sạn Hải Đăng có súp mục dân chài Hải Phòng, tôm hùm chiên, gà hầm củ dền đỏ, chè bí đỏ thảo mộc. Món ngon miền Trung lại có cá tầm sốt tiêu xanh, nộm su hào tôm mực, heo nướng lu (nhà hàng Kaya), cá nướng lá dứa sốt nghệ, lẩu thượng hạng mì ba màu, gỏi vịt hương sen (Intercontinental Danang sun peninsula resort)…

Đội InteContinental Danang Sun Peninsula Resort (Đà Nẵng) đã xuất sắc đoạt giải nhất với phần thưởng một tỷ đồng và cúp Đầu bếp. Giải nhì: nhà hàng tiệc cưới Tiến Lộc (Đồng Nai), trung tâm hội nghị và tiệc First Place (TP.HCM) và tập đoàn Vingroup (Hà Nội).

15 đội vào vòng chung kết: InteContinental Danang Sun Peninsula Resort, Hyatt Regency Danang Resort & Spa (Đà Nẵng); công ty cổ phần Du lịch khách sạn Hải Đăng (Hải Phòng), tập đoàn Vingroup (Hà Nội), khách sạn Sài Gòn - Hạ Long (Quảng Ninh), nhà hàng tiệc cưới Tiến Lộc (Đồng Nai), nhà hàng Hoà Giang (Kiên Giang), nhà hàng Tropicana Beach Resort & Spa (Bà Rịa - Vũng Tàu), nhà hàng Ngọc Linh (Kon Tum), khách sạn Sông Trà (Đồng Tháp), nhà hàng KaYa (Phú Yên); trung tâm hội nghị và tiệc First Place, khách sạn Majestic, khách sạn Rex, làng du lịch Bình Quới (TP.HCM).


Lan toả món ngon quê nhà

Đến từ 11 tỉnh thành trên cả nước, các đầu bếp thực sự biến vòng chung kết thành ngày hội của món ăn ngon. Tuy nhiên, điều được đánh giá cao không chỉ là sự tìm tòi, bảo tồn các món ăn xưa cũ mà biết cách tân, sáng tạo ra những món ăn Việt hội nhập được với thế giới. Nghệ nhân ẩm thực Lý Sanh cho rằng: "Chiếc thìa vàng có thể coi là một game show chuyên nghiệp dành cho các đầu bếp chuyên nghiệp".

Nghệ nhân Bùi Thị Sương cũng cho rằng mục tiêu lớn mà cuộc thi đã làm được là phát hiện những món ăn còn tiềm tàng trong dân gian. Qua cuộc thi, các đầu bếp địa phương đã giới thiệu được những món này với mọi người. "Món ăn cũng như ngọc trong đá vậy, không phải cứ đưa ra giới thiệu là kinh doanh được liền mà phải gia công để món ăn thành nghệ thuật ẩm thực, thành sản phẩm du lịch", bà Sương nói.

Khác với những cuộc thi trước đây chỉ đơn thuần là chấm món ngon, cuộc thi Chiếc thìa vàng là nơi thi thố và đánh giá toàn diện hơn kỹ năng của một đầu bếp, từ tác phong đến quy trình thực hiện thực đơn. Qua cuộc thi, cả thí sinh và người dự khán đều nhận ra sự quan trọng của việc trình bày bàn tiệc, lựa chọn dụng cụ trang trí bàn tiệc trong văn hoá ẩm thực.

Trước giờ các nhà hàng, khách sạn thường mua đồ dùng của Ý, Nhật, Đức… để bày biện món ăn, tuy đẹp nhưng giá thành cao. Trong khi đó, sản phẩm Ly's Horeca của Minh Long ở ngay trong nước lại có chất lượng, mỹ thuật và sự da dạng không thua các sản phẩm ngoại nhập. Điều này đã được kiểm chứng bởi chính các đầu bếp ngay tại cuộc thị. "Gốm sứ đẹp đã giúp tôn vinh giá trị của món ăn về thẩm mỹ, tính ứng dụng…", bà Sương nhận định.

Nhà giáo ưu tú Triệu Thị Chơi cho biết: "Tôi đánh giá cao cách trình bày đẹp và độc đáo của các đầu bếp qua các vòng của cuộc thi. Đó là vẻ đẹp mỹ thuật và là tố chất thẩm mỹ của người đầu bếp. Từ hồn cốt của các đặc sản địa phương vừa được phát hiện qua cuộc thị, nếu được tìm tòi, biến tấu để ngày càng phù hợp với nhu cầu của thực khách thì ẩm thực và văn hoá Việt sẽ ngày càng phong phú, lan toả mạnh hơn".

Cuộc thi Chiếc thìa vàng do hiệp hội Du lịch TP.HCM và công ty TNHH Minh Long 1 tổ chức; trung tâm BSA thực hiện với sự tài trợ của nhãn hàng Ly's Horeca, tổng giải thưởng cuộc thi là 3 tỉ đồng. Khởi động từ ngày 15/10/2013, cuộc thi quy tụ hơn 140 nhà hàng của 39 tỉnh thành trên cả nước.

Cuộc thi nhằm phát hiện và giới thiệu các món ngon, đặc sản Việt Nam đến với du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, cuộc thi cũng là dịp vinh danh những đầu bếp chuyên nghiệp, nâng tầm quan trọng của dịch vụ kinh doanh ăn uống đối với sức khoẻ thực khách.

Theo Nguyên Trang
Người đô thị

0
0
Viết Bình luận Gửi bình luận
0 Bình luận

Món ngon Chiếc Thìa Vàng

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo (chẩm chéo) là món chấm từ gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày cũng như khi đãi khách của dân tộc Thái. Đây vừa là món dân dã vừa đậm hương vị đặc sản núi rừng.

Điểm ăn ngon

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Kỷ lục độc đáo này được Tổ chức Guinness Thế giới (có trụ sở ở London, Anh) chứng nhận vào tháng 6-2018, giới thiệu với công chúng vào ngày 7-9-2018.

Đầu bếp chia sẻ

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai là một trong số ít những đầu bếp đường phố vinh dự nhận được ngôi sao Michelin. Để đi đến ngày vinh quang ấy, bà đã phải trải qua một tuổi xuân đầy mồ hôi và nước mắt.

Ẩm thực & Sức khỏe

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn - dù chỉ với một lượng không nhiều - sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) - một tình trạng tiền Alzheimer.

  • Viet Projects
  • Food & Hotel Vietnam
  • New Viet Dairy
  • Jacob ‘s Creek
  • Harmony Ly's

© 2014 / All rights & Copyrights reserved.

CHIẾC THÌA VÀNG