“Nếu kết hợp khéo léo, gia vị sẽ trở thành bản tổng hòa của màu sắc và mùi vị, tạo sự tinh tế, mang lại sự khoái khẩu tuyệt đối cho người ăn”, nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương chia sẻ.
Cuối tuần qua, buổi giao
lưu "Xu hướng ẩm thực Việt thời hội
nhập" được Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Kon Tum phối hợp cùng Ban tổ
chức cuộc thi Chiếc thìa vàng tổ chức. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động tìm kiếm,
phát hiện, bảo tồn và phát huy nét tinh túy của ẩm thực Việt, với thông điệp, mỗi
món ăn quảng bá văn hóa cho một vùng miền. Chiếc Thìa Vàng đã khẳng định được
vai trò xã hội của mình thông qua việc nâng tầm món ăn Việt lên đẳng cấp thế giới.
Tại buổi giao lưu, nghệ
nhân ẩm thực Bùi Thị Sương chia sẻ niềm tự hào về sự phong phú của ẩm thực Việt
Nam. Từng có cơ hội tham gia các sự kiện ẩm thực quốc tế, bà Sương cho hay, khách
quốc tế đánh giá cao món Việt bởi sự hài hòa, cân đối giữa các thành phần, gia
vị. “Hầu hết món ăn của chúng ta có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính là đường - bột,
đạm, chất béo và rau củ. Đó là một nền ẩm thực văn minh mà cả thế giới đang hướng
tới”, dịp này bà Sương cũng chia sẻ cho
các đầu bếp cách lên thực đơn của một set menu hoàn chỉnh phải thực hiện như thế
nào để đảm bảo có đủ 4 nhóm thực phẩm chính không thừa và không thiếu.
Nghệ nhân
ẩm thực Bùi Thị Sương và chuyên gia ẩm thực Chiêm Thành Long khuyên các đầu bếp
phát huy tối đa thế mạnh của gia vị trong món ăn Việt.
Để ẩm thực Việt Nam
có vị trí xứng tầm và hội nhập tốt hơn, chuyên gia Chiêm Thành Long cho rằng, đầu
bếp phải tận dụng thế mạnh về gia vị. Theo ông, Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân
tộc đều có những nguyên liệu và gia vị độc đáo mà nếu để tâm khám phá, đó sẽ là
một kho báu tuyệt vời.
“Gia vị phong phú là
thế mạnh của ẩm thực Việt. Nếu kết hợp khéo léo, nó sẽ là bản tổng hòa của màu
sắc và mùi vị, tạo sự tinh tế, mang lại sự khoái khẩu tuyệt đối cho người ăn”,
bà Bùi Thị Sương bổ sung. Từng đồng hành với cuộc thi ẩm thực dành cho các đầu
bếp chuyên nghiệp trên cả nước Chiếc Thìa Vàng, bà Sương đã có cơ hội biết và thưởng thức những món ăn độc đáo được
làm từ những gia vị đặc trưng của mỗi vùng miền. Đó là vị chua thanh nhẹ của
trái giác ở đồng bằng sông Cửu Long, hương thơm độc đáo của các loại tiêu rừng Ba
Tơ - Quảng Nam, hay mùi thơm khác lạ xen chút cay nồng của hạt mắc khén từ vùng
núi Tây Bắc…
Nguyễn Như Cường - Á
quân Chiếc Thìa Vàng 2015 - trình diễn món bò nướng mắc mật, bình bát với cocktail bình bát. Đầu
bếp tài năng sử dụng lá mắc mật xay nhuyễn và thủy phân để làm ra loại nước sốt
có màu xanh tự nhiên và hương vị đặc biệt.
Tự hào về nguồn gia vị
phong phú của nước nhà, các chuyên gia ẩm thực và khách mời đều tỏ ra hào hứng
với chủ đề “Hành trình gia vị Việt” của cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2016. Đây là cơ hội
tuyệt vời để các đầu bếp chuyên nghiệp trên khắp cả nước góp phần vẽ nên bản đồ
gia vị Việt, đồng thời tìm ra con đường giao thoa văn hóa, phát triển nền ẩm thực
Việt Nam một cách chuyên nghiệp.
Cũng
tại buổi giao lưu, nhiều thắc mắc của đầu bếp về cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2016 cũng được giải đáp. Ngoài ra, họ nhận được nhiều
lời khuyên bổ ích để có thể tự tin hơn khi tham dự sân chơi chuyên nghiệp này.
Anh Lê Văn Bôi, đầu bếp tại nhà hàng BBQ Đệ Nhất (TP Kon Tum) chia sẻ: “Tôi đã
tham gia Chiếc Thìa Vàng 3 mùa, và
năm nay tiếp tục thử sức với hy vọng sẽ được tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ
các đồng nghiệp, đồng thời giới thiệu với mọi người các nguyên liệu, gia vị rất
lạ và độc đáo của quê hương”.
Một
món ăn được trưng bày tại buổi giao lưu "Xu hướng ẩm thực Việt thời hội nhập"
Cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2016 bắt đầu tuyển sinh
từ ngày 1/3. Năm nay, chương trình sẽ trải qua 3 cụm thi Sơ kết ở Miền Nam, Miền
Trung và Miền Bắc, 2 vòng Bán kết ở khu vực Miền Bắc và Miền Nam. Vòng Chung kết
xếp hạng sẽ diễn ra tại TP HCM.
Hà Mỹ Giang
Theo Zing.vn
* Hình ảnh trong bài đã được thay đổi bởi Chiếc Thìa Vàng