Không phải lúc nào thực khách cũng được ăn đồ tươi sống và không phải thực phẩm ôi thiu nào cũng bị hủy... là một số bí mật trong nhà hàng mới được tiết lộ.
Justin Croft và John Kolka, những người đã đứng bếp hơn 15 trong nhà hàng vừa có những chia sẻ gây sốc về các bí mật bên trong căn bếp cùa nhà hàng mà không phải ai cũng biết.
1. Tìm mọi cách để tiết kiệm tiền
Trong khi làm việc ở một nhà hàng, Justin Croft đã được chủ trả một phần lương hậu hĩnh cộng với ưu đãi nếu ông không bỏ đi quá nhiều thực phẩm. Nói một cách khác, Justin phải tìm mọi cách để có thể sử dụng được hoàn toàn các thực phẩm đã hết hạn. Chẳng hạn như món thịt heo đã hết đát, bạn có thể chuyển cho nhân viên ăn.
Bánh mì mốc. Ảnh minh họa: Cumani.
Justin kể rằng, khi ông còn làm việc ở London, người chủ nhà hàng đã kêu ông lấy những phần hamburger đã bị mốc để chế biến cho nhân viên ăn. Phần lớn các nhà hàng ở Anh thường ký hợp đồng không ràng buộc với nhân viên, hàng ngày nhà hàng sẽ khấu trừ khoảng 2,5 bảng Anh cho khẩu phần ăn của từng người. Vậy nên, chủ nhà hàng thà để nhân viên vào bệnh viện vì ngộ độc chỉ để tiết kiệm chi phí.
2. Chưa chắc những gì bạn gọi là tươi sống
“Đừng lầm tưởng rằng những phần ăn đầy hấp dẫn dọn lên trước mặt bạn là tươi sống hoàn toàn”, Justin nói. Tác giả Anthony Bourdain đã nói trong quyển sách Kitchen Confidential rằng: “Đừng nên gọi món các vào thứ Hai. Vì đa phần các nguyên liệu này đã để cả tuần trước. Với những người thích ăn chín thì càng dễ bị đánh lừa, vì khi được chế biến kỹ thì bạn hoàn toàn không nhận ra. Các đầu bếp luôn có những thủ thuật đơn giản để làm mất mùi hôi của món ăn”.
Không phải lúc nào bạn cũng được phục vụ thức ăn tươi sống. Ảnh minh họa: Cracked.
Justin cũng đưa ra một số cách đơn giản giúp bạn làm mới món ăn, ví dụ như bạn chỉ cần dùng nước chanh và muối là đã có thể khử mùi ôi của hải sản. Với món thịt cũng vậy, bạn chỉ cần cho vào lò nướng hoặc hấp nó lại với ít nước xốt là sẽ có một món ăn thơm ngon cho thực khách.
3. Mối quan hệ giữa nhân viên và đầu bếp quyết định món ăn của bạn
“Nghe có vẻ vô lý nhưng sự thật là như vậy. Có một lần, nhân viên phục vụ đã nói với tôi rằng món thịt bò mà tôi làm chưa chín đến. Tôi hỏi cô ta có biết nhiệt độ chín của thịt hay không. Cô ấy bảo rằng, cô ta đã làm ở đây 9 tháng và cô ta biết món thịt chín phải trông như thế nào. Tôi đã cho lại miếng thịt đó vào lò vi sóng, kết quả là món ăn đó dai nhách và tất nhiên cô ta sẽ không nhận được tiền boa từ khách”.
“Phục vụ thì không biết cách nấu nhưng lại thường chỉ cho đầu bếp, tốt nhất là phục vụ chỉ nên làm tốt công việc của mình”, đầu bếp John Kolka chia sẻ.
Có rất nhiều người nghiện rượu và ma túy trong nhà hàng. Ảnh minh họa: Cracked.
4. Một nơi đầy áp lực
“Phải thú nhận với bạn rằng, nhà bếp là một nơi đầy áp lực. Trong quá trình làm việc của mình, tôi chắc chắn rằng đầu bếp nào cũng cắt phải tay mình. Tuy nhiên, bạn sẽ không có thời gian để băng bó vết thương nếu như nó không quá nặng. Tôi đã từng phải dùng tỏi để cầm máu vết thương của mình. Cũng có nhiều lúc bạn làm rơi dao vào chân hay bị cháy xém vì lửa...”
“Ngoài các vết thương ngoài da thì tinh thần của bạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tôi từng làm việc cho một khu nghỉ dưỡng và phải phục vụ cho 200 người ăn. Mọi thứ gần như là tuyệt vọng khi công việc quá nhiều mà người thì lại ít, bên cạnh đó còn phải chịu áp lực về thời gian và những đòi hỏi quá đáng từ thực khách”, John Kolka chia sẻ về công việc làm bếp mình đã trải qua.
Theo SKCĐ