Thưa giám khảo chuyên môn Chiêm Thành Long, tôi rất muốn biết tên các gia vị đặc trưng của những vùng miền mà ông đã có dịp dùng thử?
Giám khảo chuyên môn Chiêm Thành Long trả lời: Chà, hỏi vậy khác nào
phải vẽ lại nguyên cái bản đồ gia vị. Tôi không đủ dữ liệu sâu như vậy, vì chỉ
đi tìm theo sở thích của mình thôi. Nhưng cứ thử kể ra xem thế nào nhé.
Vùng Tây Bắc (Lào Cai,
Điện Biên...): Mắc khén, thảo quả, quế, rau mùi, ớt, tiêu....
Vùng Đông Bắc: Hạt dỗi,
mát mật, sả, ớt, riềng, nghệ, gừng...
Hà Nội: Thì là, lá
sương xông, ngải cứu, riềng, nghệ, quả sấu, tai chua, tiêu, tỏi, ớt, sả, lá
chanh...
Đồng bằng sông Hồng: Lá
lốt, quả mắc cọp, quả chay, riềng, xả, ớt, tiêu...
Vùng biển phía Bắc:
Tiêu, sả, ớt, riềng, mẻ, mắm tôm, thì là, lá chanh, ngải cứu...
Tây Nguyên: Tiêu rừng,
tiêu lốt, lá é, sả, gừng, nghê, muối, ớt...
Bắc Trung Bộ (Nghệ An,
Hà Tĩnh...): Tiêu, tỏi ớt, mắm, muối, ớt, tương...
Nam Trung Bộ (Huế, Đà Nẵng...):
Tỏi, gừng, riềng, tiêu...
Đông Nam Bộ: Tỏi, tiêu,
gừng, sả, ớt, lá chúc, mắm, muối...
Tây Nam Bộ: Tỏi, tiêu,
gừng, mắm, muối, nước mắm, chanh ớt...
Trên là những gia vị
mang tính đặc trung riêng của một số vùng, tuy nhiên vẫn có nhiều gia vị sử dụng
giống nhau nhiều trên các vùng miền, và mọt số gia vị thông dụng.