APEC Việt Nam 2017:

Quốc yến APEC ở Trung Quốc

Thứ ba, 10/10/2017 09:43
0
0
Người quan tâm đến chính trị trên toàn thế giới chắc chắn chưa quên những hình ảnh rất ấn tượng trên các phương tiện truyền thông ba năm trước về cuộc họp thượng đỉnh APEC lần thứ 22 (10 và 11.11.2014) tổ chức tại Trung Quốc.

Cuộc họp lần đó có mục tiêu chính là thúc đẩy thương mại châu Á - Thái Bình Dương. Vì thế, các bên vì lợi ích chung đã phải để lại bên ngoài phòng họp những bất đồng, căng thẳng giữa họ. Mỹ và Trung Quốc cùng tuyên bố tăng cường thương thảo và thỏa thuận để giảm bớt căng thẳng quân sự giữa hai bờ Thái Bình Dương.

Trong cuộc họp song phương, Tổng thống Obama đã nói với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng: “Khi Mỹ và Trung Quốc có thể làm việc một cách hiệu quả với nhau, toàn thế giới sẽ cùng được lợi”. Những cuộc trò chuyện, những cái chạm tay nhau của các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên trong và ngoài các phiên họp chính thức đã được báo chí đặc tả từng giờ.

Cho dù có không ít khác biệt, thậm chí xung đột quan điểm giữa họ, nhưng giới quan sát vẫn nhận thấy các cử chỉ thân thiện, dù có thể chỉ là động thái ngoại giao, giữa các cặp đôi có ảnh hưởng lớn nhất tới toàn bộ thế giới: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ở một sự kiện quốc tế lớn như APEC, chỉ cần các cặp đôi quan trọng ấy đừng căng thẳng tới mức không nhìn mặt nhau thì đã có thể xem là thành công.


Nhưng, thành công của APEC 2014 đối với Trung Quốc không dừng lại ở đó, thậm chí ngay cả khi Trung Quốc được thừa nhận là nền kinh tế lớn số một thế giới với lượng dự trữ ngoại tệ lên tới 4.000 tỷ USD (theo cách tính của Quỹ Tiền tệ thế giới IMF). Hoặc, kể cả khi Trung Quốc nhận được sự ủng hộ của diễn đàn kinh tế quan trọng này về sáng kiến thành lập Khu vực Thương mại Tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), đối trọng với định chế Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ khởi xướng dành cho 12 thành viên mà không có Trung Quốc. Thành công khác và không kém quan trọng của Trung Quốc tại APEC 2014 chính là buổi quốc yến.

Sáu tháng chuẩn bị cho một bữa tiệc

Ở Trung Quốc, quốc yến chỉ do Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng tổ chức. Đối với người Trung Quốc, thực phẩm không chỉ đơn giản là thứ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, mà từ lâu còn được coi là công cụ ngoại giao.


Trong nhiều năm, hầu hết các phương tiện truyền thông khi tường thuật các lần quốc yến chỉ giới thiệu khách mà “quên” nói về thực đơn và những món đồ dùng trên bàn tiệc. Sửa chữa thiếu sót đó, trong dịp APEC 2014, hãng tin Tân Hoa Xã đã tiết lộ khá chi tiết những yếu tố làm nên sự sang trọng và truyền thống trong buổi quốc yến tối 10.11.2014 tại cung thể thao quốc gia Thủy Lập Phương Bắc Kinh.

Từ nhiều tháng trước khi APEC diễn ra, Trung Quốc đã chiêu mộ các đầu bếp giỏi, đội ngũ phục vụ ẩm thực chuyên nghiệp, các nghệ nhân thiết kế giỏi nhất của làng gốm sứ Đức Cảnh Trần nổi tiếng. Tất cả bắt tay vào chuẩn bị tỉ mỉ và chi tiết cho buổi yến tiệc đối ngoại quan trọng nhất của Trung Quốc trong năm 2014.

Ngay từ đầu năm, 200 đầu bếp tham gia nghiên cứu các món ăn và xây dựng thực đơn quốc yến. Các món ăn được lựa chọn, đưa vào thực đơn phải phù hợp với lịch trình làm việc dày đặc của các quan chức cấp cao tham dự APEC. Bên cạnh món ăn, cách bài trí bàn ăn trong quốc yến cũng được chuẩn bị một cách tỉ mỉ từ đầu tháng 4.2014 và tới tháng 9.2014 mới chốt được phương án cuối cùng.

Thực đơn và các món đồ bài trí bàn ăn quốc yến

Bên cạnh các món ăn đặc trưng của nhiều quốc gia trên khắp năm châu như bún nước Laska (Singapore), thịt bò Garu (Nga)..., điểm nhấn về ẩm thực là những món ăn mang đậm đặc trưng văn hóa Trung Quốc như vịt quay Bắc Kinh, bánh bao nhân thịt hấp, thịt gà nhồi gạo nếp... Tất cả các món ăn Trung Quốc trong quốc yến đều không thuộc loại xa xỉ và được làm bằng nguyên liệu địa phương dễ kiếm. Nhận xét về điểm này, các nhà quan sát cho rằng ông Tập Cận Bình muốn xóa tan nghi ngại của người dân về sự xa hoa, lãng phí trong chính phủ khi bản thân ông đang phát động chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn mang tên “đả hổ diệt ruồi”.

Các sản phẩm gốm sứ phục vụ cho quốc yến APEC 2014 chế tác từ vật liệu sứ theo công nghệ của Anh, được đặt làm riêng theo công nghệ họa pháp lang truyền thống của Trung Quốc. Các họa tiết trên bát đĩa được chế tác rất tinh xảo, mô phỏng theo các họa tiết trang trí trong cung đình Trung Quốc xưa. Ví dụ, chiếc khay đựng sa-lát hình vuông nhưng nắp đậy hình tròn, tượng trưng cho ý nghĩa “trời tròn, đất vuông” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc.


Quốc yến ở Trung Quốc dành cho các nguyên thủ quốc gia.

Tỉ mỉ và phức tạp hơn cả phải kể đến chiếc bát đựng súp trên bàn tiệc của các nguyên thủ quốc gia. Đây là sản phẩm được lắp ghép từ bốn chi tiết độc lập và trải qua tổng cộng 50 bước sản xuất.

Trên bàn tiệc còn có món đồ trang trí rất độc đáo và sang trọng: trên bệ đá cẩm thạch trắng khắc lời chào mừng đặt mẫu vật chiếc chìa khóa bằng bạc trên đó chạm nổi các công trình văn hóa nổi tiếng của Trung Quốc, với thông điệp “chìa khóa mở cửa các nền văn hóa là yếu tố ngoại giao cực kỳ quan trọng”.

Không cần phải nghi ngờ gì khi nhận xét rằng Trung Quốc đã đặt yếu tố dân tộc, truyền thống lên hàng đầu trong cách nghiên cứu, lựa chọn món ăn và cách thiết kế các vật dụng đựng thức ăn trên bàn tiệc quốc gia. Chính điều đó mang lại thành công mỹ mãn cho buổi quốc yến dành cho các nguyên thủ - một điểm nhấn rất quan trọng của sự kiện thượng đỉnh trong khuôn khổ APEC Trung Quốc 2014.


Bàn trưng bày các dụng cụ đồ ăn được sử dụng tại kỳ APEC 2014, mang phong cách đồ gốm sứ cung đình nhà Thanh, triều phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Ảnh: Gmw - Zing


Đồ sứ được sử dụng trong buổi quốc yến do một công ty thiết kế của Bắc Kinh chế tác, với chủ đề chính là "Thịnh thế như ý", các họa tiết trên đó được mô phỏng các họa tiết như ý cát tường trong bức bích họa Đôn Hoàng nổi tiếng. Ảnh: Gmw - Zing


Các loại bát, đĩa, ấm, tách...được làm từ chất liệu sứ cao cấp, sử dụng công nghệ họa pháp lang truyền thống của Trung Quốc. Ảnh: Gmw - Zing


Họa tiết trên bộ bát đĩa ngầm thể hiện lời chúc may mắn tới các vị lãnh đạo và phu nhân tham dự buổi tiệc. Ảnh: Gmw - Zing


Bộ đồ ăn màu vàng tượng trưng cho uy quyền của hoàng đế, được dùng cho cấp bậc nguyên thủ. Ảnh: Gmw – Zing

Theo Người đô thị

0
0
Viết Bình luận Gửi bình luận
0 Bình luận

Món ngon Chiếc Thìa Vàng

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo (chẩm chéo) là món chấm từ gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày cũng như khi đãi khách của dân tộc Thái. Đây vừa là món dân dã vừa đậm hương vị đặc sản núi rừng.

Điểm ăn ngon

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Kỷ lục độc đáo này được Tổ chức Guinness Thế giới (có trụ sở ở London, Anh) chứng nhận vào tháng 6-2018, giới thiệu với công chúng vào ngày 7-9-2018.

Đầu bếp chia sẻ

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai là một trong số ít những đầu bếp đường phố vinh dự nhận được ngôi sao Michelin. Để đi đến ngày vinh quang ấy, bà đã phải trải qua một tuổi xuân đầy mồ hôi và nước mắt.

Ẩm thực & Sức khỏe

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn - dù chỉ với một lượng không nhiều - sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) - một tình trạng tiền Alzheimer.

  • Viet Projects
  • Food & Hotel Vietnam
  • New Viet Dairy
  • Jacob ‘s Creek
  • Harmony Ly's

© 2014 / All rights & Copyrights reserved.

CHIẾC THÌA VÀNG