Cà phê và những nét riêng của ba miền Việt Nam

Thứ ba, 15/05/2018 15:50
0
0
Người ta thường nghe cụm từ “cà phê Hà Nội” và “cà phê người Sài Gòn”, nhưng người Việt cũng khá thân quen với hai chữ “cà phê Buôn Ma Thuột” - nơi được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Việt Nam.

Vậy, thưởng thức hương vị cà phê của phố cổ Hà Nội, hay cà phê nơi đất Sài Gòn hối hả, và thiên đường cà phê Buôn Mê khác nhau như thế nào?


1. Thú vui thưởng thức cà phê của người Hà Nội

Có lẽ chỉ cần cái tên gọi thôi cũng đã khác nhau giữa cà phê Hà Nội và cà phê Sài Gòn. Người Hà Nội có cà phê nâu, còn người Sài Gòn có cà phê sữa đá. Dạo quanh các hàng cà phê tại Hà Nội, chủ yếu là những người trung niên cho đến lớn tuổi thưởng thức cà phê trong cái tiết trời se lạnh vào buổi sáng sớm. Họ bình thản nhâm nhi ly cà phê cùng những câu chuyện đang kể còn dang dở.

Các du khách khi đến với Hà Nội, vẫn có thể nhìn thấy, Hà Nội vẫn giữ những nét đẹp cổ, từ phố phường cho đến cách thưởng thức cà phê, con người nơi đây vẫn trung thành với chiếc phin bằng thiết. Phải chăng việc chờ đợi từng giọt cà phê chảy xuống và tận hưởng trọn vẹn vị đắng riêng của cà phê trở thành thú vui tao nhã? Không vội vàng, không hối hả, một sự điềm nhiên trong phong cách thưởng thức cà phê theo nét riêng của người Hà Nội.


2. Cà phê - niềm vui thú của người Sài Thành

Trái ngược với phố cổ, Sài Gòn là thành phố “bận rộn”, mọi người vẫn quen gọi nơi đây là một “thành phố trẻ”, bởi ai ai cũng hối hả trong từng nhịp sống, vội vã cho những toan tính mưu sinh, vậy nên cà phê được người Sài Gòn yêu thích là sự tiện lợi của nó, và khác với Hà Nội, cà phê ở Sài Gòn được sử dụng bởi rất nhiều tầng lớp khác nhau, từ học sinh, sinh viên, công nhân hay nhân viên văn phòng.

Ở Sài Gòn, họ thưởng thức cà phê bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào trong ngày, các quán cà phê dường như là một địa điểm lý tưởng làm việc cho những người làm việc tự do cần tìm nguồn cảm hứng sáng tạo xoay quanh đời sống thực. Không những vậy, câu nói “đi cà phê không?” rất được các bạn trẻ nơi đây rất ưa chuộng để chọn làm nơi hẹn hò để bắt đầu câu chuyện và cũng là nơi kết thúc những buổi chuyện trò.


Thưởng thức cà phê để thư giãn.

Hương vị cà phê người Sài Gòn thưởng thức hơi ngọt hơn so với cà phê nâu của Hà Nội, vì thế người Sài Gòn thích uống cà phê sữa đá hoặc bạc xỉu, với lượng sữa nhiều. “Take away” - “cà phê mang đi”, cũng rất phổ biến ở thành phố này. Người dân Sài Gòn, thường đem những ly cà phê “take away” đến nơi công sở để thưởng thức, và xem nó như một thức uống “đánh thức” tinh thần làm việc vào mỗi sáng thức dậy.

3. Hương vị cà phê mang bản sắc Tây Nguyên

Còn đối riêng với thủ phủ cà phê Việt - Buôn Ma Thuột. Họ nói nhiều hơn về hương vị cà phê, thay vì là phong cách thưởng thức cà phê như Sài Gòn và Hà Nội. Hầu hết, người dân Buôn Ma Thuột đều rất thích uống cà phê, bởi đây chính là nơi trồng và sản xuất lượng cà phê lớn nhất cả Việt Nam. Họ biết rõ nguồn gốc từ nơi đâu, thậm chí những người sành uống cà phê có thể có những gu uống cà phê riêng biệt để khẳng định thương hiệu cá nhân. Mỗi buổi sáng sớm, người ta thấy đầy ắp người dân ngồi rộn rã ở các quán cà phê khắp các nẻo đường của Buôn Ma Thuột trong bộ đồng phục của công ty.


Cà phê vùng cao - mang đậm bản sắc dân tộc.

Người Buôn Ma thuột uống cà phê rất kỹ, họ phải lựa chọn những quán cà phê còn nguyên hạt và rang xay tại chỗ, những người có gu thưởng thức hơn, họ còn có những yêu cầu khắt khe hơn việc chọn lựa loại cà phê Robusta hay Arabica và tỉ lệ thành phần được pha trộn giữa hai loại này. Họ uống cà phê hằng ngày, như một “bữa sáng” không thể thiếu, người dân cũng quan tâm nhiều đến địa điểm uống cà phê, hầu hết các quán cà phê được thiết kế theo phong cách hướng về thiên nhiên, xung quanh được trồng những cây cà phê, hay uống cà phê ở những nhà sàn của người dân tộc Ê-đê, tạo nên một cảm giác vừa uống cà phê vừa đắm mình vào không gian của hương thơm của những hoa cà phê trắng muốt đã nhắc đến thủ phủ cà phê, thì đây cũng chính là nơi sở hữu những loại cà phê đặc biệt mà chỉ Buôn Ma Thuột mới có như cà phê sáng tạo, cà phê chồn, cà phê voi… Nó tạo nên một nét khác biệt chỉ ở vùng Tây Nguyên đất đỏ bazan.

Theo Lofficiel

0
0
Viết Bình luận Gửi bình luận
0 Bình luận

Món ngon Chiếc Thìa Vàng

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo (chẩm chéo) là món chấm từ gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày cũng như khi đãi khách của dân tộc Thái. Đây vừa là món dân dã vừa đậm hương vị đặc sản núi rừng.

Điểm ăn ngon

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Kỷ lục độc đáo này được Tổ chức Guinness Thế giới (có trụ sở ở London, Anh) chứng nhận vào tháng 6-2018, giới thiệu với công chúng vào ngày 7-9-2018.

Đầu bếp chia sẻ

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai là một trong số ít những đầu bếp đường phố vinh dự nhận được ngôi sao Michelin. Để đi đến ngày vinh quang ấy, bà đã phải trải qua một tuổi xuân đầy mồ hôi và nước mắt.

Ẩm thực & Sức khỏe

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn - dù chỉ với một lượng không nhiều - sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) - một tình trạng tiền Alzheimer.

  • Viet Projects
  • Food & Hotel Vietnam
  • New Viet Dairy
  • Jacob ‘s Creek
  • Harmony Ly's

© 2014 / All rights & Copyrights reserved.

CHIẾC THÌA VÀNG