Tiếp tục lấy ý tưởng dùng một gia vị chính để dẫn dắt món ăn, đầu bếp Như Cường cùng đồng đội đã lặp "cú đúp" thành công bằng việc sử dụng trái bình bát cho thực đơn bán kết.
Tại vòng bán kết
phía Nam, đội 29 - Khách sạn Kim Đô TP.HCM không chỉ gây chú ý bởi một loại gia
vị trông như "trái dưa leo non" được tận dụng triệt để, từ lá, dây
cho đến trái; được trưng bày từ khu chế biến đến bàn tiệc sang trọng mà còn bởi
những nụ cười hiền, những cử chỉ chia sẻ đầy nhiệt tình của các đầu bếp trẻ.
Không dùng hoa để trang trí, đội Khách sạn Kim Đô "đề cử" trái bình bát dây "phụ trách" phần tạo vẻ đẹp và không khí cho bàn tiệc.
Được biết, đội trưởng Như Cường của đội này từng yêu thích một ngành nào đó liên quan đến kỹ thuật
nhưng rồi lại đến với nghề bếp như một cơ duyên. Dù gặp phải nhiều phản đối và
ái ngại từ người thân, bạn bè nhưng chàng trai quê Bình Định vẫn quyết chí với
con đường mới. Đại diện cho một thế hệ thanh niên miền Trung dám nghĩ, dám làm
thuở đó, Như Cường đã âm thầm chứng minh lựa chọn của mình là đúng. Đến nay, bước vào nghề gần 7 năm, bằng năng lực và sự yêu nghề, đầu bếp sinh năm 1988 này
đã đoạt nhiều giải thưởng đáng
khích lệ trong sự nghiệp làm bếp mà anh theo đuổi, tiêu biểu nhất có lẽ phải kể đến huy chương đồng Hội thi Đầu bếp Việt Nam tài năng.
Lần thứ hai trở lại sân chơi Chiếc
Thìa Vàng với quyết tâm học hỏi, phát huy tốt hơn khả năng của mình, đầu bếp Nguyễn Như
Cường và hai thành viên của đội là Nguyễn Minh Đạo, Nguyễn Minh Cường đã nhận
được nhiều cái gật đầu của chuyên gia ẩm thực vì mạnh dạn sáng tạo món ăn bằng
gia vị dân dã, "ngon và lành".
Đầu bếp Như Cường - Khách sạn Kim Đô dụng công với thực đơn làm từ trái bình bátAnh đã rất thành công khi tích cực tìm tòi, nghiên cứu món ăn từ gia vị lạ của Việt
Nam để giới thiệu, thi tài. Nếu ở vòng sơ tuyển, trái giác hay còn được gọi là nho rừng được
đội này sử dụng làm gia vị chính dẫn dắt các món ăn thì ở vòng tranh tài bán kết phía
Nam với sự góp mặt của 93 đầu bếp thuộc 31 đơn vị đáng gờm, những "nghệ
sĩ" trẻ tuổi này lại một lần nữa được vỗ tay tán dương bằng cách biến hóa trái bình bát dây.
Không dùng hoa trang trí
bàn tiệc như các đội khác mà đội trưởng Như Cường cùng đồng đội dùng dây bình
bát, trái bình bát để điểm xuyến cho bàn trưng bày của mình. Ngay lập tức,
điều này đã làm cho ban giám khảo tò mò, thích thú. Hỏi ra mới biết, đội thi
mang đến với thực đơn với các món đều có gia vị bình bát.
Món dự thi: Gỏi bình bát tôm
thịt - bánh cuốn bình bát tép chua Ba bể - cua đồng xào bình bát xúc bánh đa; canh siêm – lo bình bát; bò nướng mác mật - cocktail bình bát mác mật; bánh bình bát - trà bình bát.
Bàn trưng bày của đầu bếp Như Cường và hai thành viên trong đội
Thông
thường, người dân các vùng ven chỉ dùng lá bình bát để nấu canh, rất ít người đưa trái vào việc chế
biến món ăn. Nhưng với Như Cường, bình bát trở thành một gia vị đặc biệt giúp
đội anh tiến thẳng vào vòng chung kết. Để chuẩn bị cho thực đơn này, đội trưởng
Như Cường đã cất công lặn lội về An Giang để tìm lá bình bát.
Ngặt nỗi hết mùa, gom mãi không đủ nên lại phải quày quả xuống miệt vùng ven
quận 9, Thủ Đức. Như
Cường cho biết, công tìm là một mà công mày mò nghiên cứu để nấu là 10,
bởi để làm được những món ăn đạt độ hài hoà, liên tục phải chịu cảnh
thử và sai: “Lúc đầu làm hư hoài, nhưng không nản. Đầu bếp thì phải đam
mê khám phá và chịu khó nghiên cứu, nấu thử lúc nào mình ăn cảm thấy
ngon thì mới phục vụ khách. Không chỉ đi thi mà ngày thường cũng cần
phải như vậy”. Nhờ
dày công như vậy nên thực đơn trái bình bát với những món ăn từ khai vị đến món
chính, tráng miệng đều được ban giám khảo đánh giá cao.
Món thịt được phối tạo đa màu sắc
Vẻ thanh mát của món canh siêm - lo bình bát
Như Cường đã tận dụng hết tất cả những bộ phận
của bình bát để chế biến món ăn. Lá bình bát anh dùng để làm món gỏi tôm thịt.
Sau khi sơ chế, loại lá này trở nên giòn ngọt và có vị thanh, hòa lẫn với vị ngọt
của tôm thịt làm cho món ăn trở nên hấp dẫn, tạo cảm giác sảng khoái cho người ăn. Anh dùng trái bình bát chín làm
nước xốt, thân thì đem sao khô và nấu trà. Trà bình bát không những là thức
uống tốt cho sức khỏe mà nó còn có tác dụng chữa bệnh, thanh nhiệt cho cơ thể.
Nét quê hương trong cách trình bày món gỏi của các đầu bếp đội Khách sạn Kim Đô
Món tráng miệng đậm màu xanh của bình bát sống, màu đỏ cam của tinh chất bình bát chín trên bàn tiệc dự thi
Với gia vị chủ đạo là lá và trái bình bát dại, đầu bếp Như Cường và đồng đội đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ Ban giám khảo về một thực đơn dụng công, sáng tạo. Theo chuyên
gia ẩm thực Bùi Thị Sương: “Đây là một đề tài khó, nếu không khéo léo sẽ bị lặp lại khẩu vị trong mỗi
món ăn. Dù vậy, nhưng khi nếm thử món ăn của các bạn thì tôi cảm nhận
được hương vị khá đa dạng. Các bạn đã thành công! Các bạn có phong thái tự tin,
phân chia công việc rất tốt, cởi mở, vui vẻ. Màu sắc các bạn trình bày
đẹp."
Quý độc giả có thể xem thêm thông tin về thực đơn dùng trái giác làm gia vị chủ đạo của đội Khách sạn Kim Đô ở vòng sơ tuyển Chiếc Thìa Vàng 2015 - Khu vực TP.HCM và Đông Nam bộ.
BBT
Đơn vị: Khách sạn Kim Đô
Địa chỉ: 133 Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 3822 5914 - 3822 5915
Fax: (08) 3822 5913
Email: hotel@royalhotelsaigon.com // hotel@kimdohotel.com
Kim
Đô là khách sạn quốc tế 4 sao tọa lạc tại trung tâm thành phố, gần các
cơ quan hành chính TP.HCM, các tòa nhà thương mại lớn, những điểm du
lịch hấp dẫn, các trung tâm mua sắm và giải trí. Hệ thống nhà hàng của
Khách sạn Kim Đô, gồm: Royal Café (được thiết kế theo phong cách châu Âu
sang trọng ngay mặt tiền đường Nguyễn Huệ, phố đi bộ duy nhtấ ở Sài
Gòn.
Với nhiều loại thức uống đa dạng, Royal Café còn phục vụ
thực đơn với các món ăn Âu, Á, cơm trưa văn phòng); Nhà Hàng Boulevard
(tầng 4 của khách sạn, có sức chứa 180 khách, nội thất hiện đại, khung
cảnh sang trọng. Thực khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh đại lộ Nguyễn Huệ
từ trên cao. Nhà hàng phục vụ thực đơn chuyên về các món ăn Âu, Á cũng
như các món ăn truyền thống đặc sắc Việt Nam).
Với vị trí đặc biệt như vậy, khách sạn Kim Đô có một ưu thế vượt trội trong kinh doanh.