Những người theo dõi vòng bán kết cuộc thi ẩm thực Chiếc thìa vàng 2015 khu vực phía nam diễn ra cuối tháng 10 vừa qua tỏ ra tiếc nuối cho đầu bếp Nguyễn Công Trứ...
Chàng
đầu bếp Nguyễn Công Trứ dừng cuộc chơi bởi sự cố do đồng đội mắc
phải. Nhưng với Công Trứ, “thất bại là mẹ thành công” và đó là bài học
trên con đường nghề nghiệp đã chọn.
Khát
khao thi đấu ở “sân bóng” rộng lớn hơn
Đội
“tỉnh lẻ” khách sạn Yakasa Hương Sen (Phú Yên) khăn gói vào TP.HCM với mong
muốn chinh phục ban giám khảo vòng thi bán kết, tìm một suất vào vòng chung kết
cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2015 vốn dành cho những đầu bếp chuyên nghiệp, tài
năng khắp cả nước. Mang theo những món ăn đặc sản địa phương cùng những ngón
nghề “bài tủ” nhưng đội đã phải ngậm ngùi dừng bước. “Cuộc thi này là vậy, ban
giám khảo chấm điểm rất gắt gao từ khâu chế biến, trình bày, thuyết trình cho
đến tác phong, trang phục. Đằng này nữ đồng đội của tôi lại mắc một lỗi rất cơ
bản là mang giày cao gót vào làm bếp, chế biến món dự thi. Tôi phát hiện điều
này trước khi cuộc thi bắt đầu chừng 5 phút, nhưng không kịp cứu vãn. Biết chắc
là bị đánh rớt nhưng tôi không bỏ cuộc, vẫn thi hết mình để thể hiện năng lực
và biết năng lực, trình độ của mình đến đâu”, đầu bếp - đội trưởng Công Trứ
chia sẻ.
“Một
cuộc thi uy tín, một sân chơi lớn dành cho giới đầu bếp, phải dừng bước ở vòng
bán kết dù phần thi khá tốt nên không thể nói không buồn. Tuy vậy, thất bại này
cho tôi thêm bài học lớn trên con đường nghề nghiệp còn dài”, đầu bếp Công Trứ
tâm sự.
Màn thi tài của các đầu bếp Yasaka Hương Sen ở vòng sơ kết khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên 2015
Đầu
bếp Công Trứ cho biết những cuộc thi ẩm thực lớn nhỏ ở địa phương anh đều cố
gắng tham gia, bởi đó là môi trường người đầu bếp phô diễn những gì mình học
được, những sáng tạo, đam mê và cũng là dịp để thi thố, biết mình ở đâu, để học
hỏi kinh nghiệm. Dù năm đầu tiên tham gia cuộc thi nhưng đội của Công Trứ lọt đến
vòng bán kết là thành tích khá ấn tượng. Người đội trưởng này cho biết luôn
khát khao được thi đấu ở “sân bóng” lớn hơn để cọ xát và học hỏi thêm trên con
đường phát triển nghề nghiệp. “Năm sau tôi sẽ tiếp tục tham gia cuộc thi”, đầu
bếp Công Trứ tiết lộ.
“Có
đủ đam mê, ắt sẽ làm được”
Là
anh cả trong gia đình có 3 anh em, trong đó 2 em gái làm giáo viên, kế toán và
ba mẹ làm chăn nuôi, Công Trứ vào nghề bếp cũng khá... lạ. “Năm 18 tuổi học
xong phổ thông, tôi thi đến 5 trường, hệ trung cấp, cao đẳng thi hết, thi từ
Phú Yên cho đến TP.HCM và đậu 3 trường. Trước đây, tôi từng học về điện, hàn,
điêu khắc và rất sợ chuyện bếp núc. Rồi tôi tập tành học nấu ăn, việc nội trợ
để sau này còn biết để lo cho cuộc sống. Tôi tập nấu nướng và được người thân
khen nấu ăn ngon nên có động lực, càng nấu càng được khen, nấu riết đam mê nghề
bếp luôn, đến giờ đã được 16 năm theo nghề bếp”, Công Trứ chia sẻ.
Đội trưởng Nguyễn Công Trứ
Bắt
đầu nghề bếp từ phụ việc rồi lên bếp phó, từ năm 2007 Công Trứ trở thành đầu
bếp trưởng khách sạn Yakasa Hương Sen cho đến nay. Công việc của một đầu bếp
trưởng khá nặng nhọc nhưng theo Công Trứ, chỉ cần yêu nghề sẽ làm được. Công
Trứ cho rằng gia đình anh không có truyền thống nghề bếp nhưng cha mẹ quan niệm
rất thoáng, nghề gì cũng được nhưng thầy phải ra thầy, thợ phải ra thợ, phải
giỏi, phải đam mê và có tâm với nghề thì nghề không phụ. “Nhiều bậc phụ huynh
sợ con khổ, mong muốn con học, làm những nghề “hot” để được thành đạt, sung
sướng nhưng phải tùy thuộc năng lực, đam mê của con. Nếu cha mẹ chọn nghề kiểu
áp đặt, chọn trường con không thích, không có đam mê, không có năng khiếu sẽ
trở thành áp lực cho con, con khó theo nổi, dễ bỏ giữa chừng. Nghề gì cũng vậy,
cần có đam mê. Khi có đủ đam mê thì sẽ làm được và sẽ thành công”, bếp trưởng
Công Trứ tâm sự.
* Hình ảnh trong bài đã được thay đổi bởi BBT website Chiếc Thìa Vàng.
Hoàng
Việt
Theo Thanh Niên