Rau rừng Tây Bắc
Tháng Ba, giá rét vẫn còn bao trùm vùng cao Tây Bắc với núi đồi chìm trong sương mờ và những thửa ruộng bậc thang chưa gieo mạ; đó là lúc du khách phương xa đến với Sa Pa có thể thưởng thức món rau mầm đá tuyệt ngon và nhiều loại rau đặc sản...
Được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ quanh năm, Sa Pa nổi tiếng với
nhiều loại rau “độc” và lạ. Dù mỗi loại rau vào từng mùa có hương vị
khác nhau, nhưng sự tươi ngon của sản vật miền sơn cước luôn hấp dẫn du
khách. Đến Sa Pa mùa này không ai có thể bỏ qua món rau mầm đá ngon nức
tiếng, chỉ mọc trên núi cao vào mùa giá rét và vụ thu hoạch chính từ
tháng 11 năm trước đến tháng 2-3 năm sau. Chợ rau xanh và trang phục đầy màu sắc của các phụ nữ người Dao Bên ngồng cải hoa vàngSau bảy tiếng đồng hồ ngồi xe từ Hà Nội qua Yên Bái rồi Lào Cai, chúng
tôi đến Sa Pa vào buổi chiều cuối tuần. Mới ba giờ rưỡi chiều, Sa Pa đã
chìm khuất trong sương mù trắng xóa. Chúng tôi ai cũng xuýt xoa vì lạnh
dù đã mặc đủấm. Thế nhưng chính thời tiết giá rét lại khiến rau rừng
ngon hơn, đậm đà hơn. Sau khi nhận phòng khách sạn, thăm thú vài bản
làng, chúng tôi chọn điểm dừng để thưởng thức món rau mầm đá trứ danh và
món thắng cố “kinh điển”. Qua giới thiệu của chủ khách sạn, chúng tôi
đến Nhà hàng A Quỳnh gần khu công viên trung tâm. Tra Google mới biết
nơi này đã từng được đài truyền hình thực hiện phóng sự, theo đó món
thắng cố thịt ngựa ở đây vừa ngon vừa sạch. Không ngờ, khi chúng tôi đến
mới hay cả ba tầng của nhà hàng đã chật ních khách, tất cả đều đặt chỗ
trước. Từ khi cáp treo Fansipan bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng
2-2016, Sa Pa luôn đông đúc du khách vào những dịp cuối tuần. May sao
chủ nhà hàng nhiệt tình kê một bàn dài cạnh nhà bếp cho nhóm chúng tôi.
Rau mầm đá trứ danhQuả là trong một buổi tối lạnh giá, không gì bằng ngồi bên chảo thắng cố
bốc khói, ăn món ngon này với rau mầm đá và uống rượu ngô thơm lừng.
Thắng cố được nấu với thịt ngựa và nội tạng: phèo, bao tử, lá sách,
phổi… trong chiếc chảo lớn, sâu lòng mà chỉ nhìn thôi cũng thấy “đã”. Ăn
thắng cố không thể thiếu rau cải mèo, rau tần ô, đậu hũ tươi, bánh phở,
ớt xay có vị chua và muối chanh ớt. Một chảo thắng cố có giá từ
300.000-500.000 đồng trong khi một đĩa rau mầm đá cho bốn người ăn giá
50.000 đồng. Rau mầm đá chỉ xào với mỡ lợn và tỏi đập dập cũng đủ làm mê
mẩn những ai lần đầu thưởng thức. Theo đầu bếp, khi xào rau mầm đá chỉ
cần sơ sẩy vài giây đủ để món ăn bị hỏng vì rau nhũn ra, mất ngon. Thắng
cố lạ miệng với người miền xuôi nhưng rau mầm đá xào đúng mức giòn,
ngọt, thơm lựng, ăn không biết chán. Với dân đi núi, rau mầm đá còn có
tác dụng bồi bổ sức khỏe, lại giã rượu. Nhấp chén rượu ngô, hơi ấm lan
tỏa khắp người, cái lạnh bị xua đi lúc nào chẳng biết, trán anh bạn cùng
đoàn đã lấm tấm mồ hôi. Ngoài ra, các loại rau phổ biến tại Sa Pa như
ngồng cải mèo, ngồng su hào, rau đậu Hà Lan… luộc, xào hoặc nấu canh
giúp thực khách thay đổi khẩu vị sau khi đã thưởng thức các món thịt.
Đặc biệt, loại rau chua trông như lá cây mã đề giúp giải ngấy các món
nướng và thịt lợn cắp nách.
Rau xanh bên chảo thắng cố ngựa tại Nhà hàng A Quỳnh
Rau chua ăn kèm thịt lợn cắp nách quay trên lửa than
Thịt bò cuộn cải mèo nướng rất được du khách ưa chuộngSáng sớm trước khi rời Sa Pa, chúng tôi ra con đường trước nhà thờ đá
nay đã thành một khu chợ đặc sản sầm uất. Những hàng rau chất đầy rau
rừng phố núi, nhất là rau mầm đá đang vào mùa. Màu sắc trang phục sặc sỡ
của người dân bản địa hòa vào màu xanh của rau. Có thể mua rau trên
quầy hay ngay từ những chiếc gùi của người dân địa phương. Rau cải mèo,
ngồng su hào, rau đậu Hà Lan được bán với giá 5.000-10.000 đồng tùy bó,
còn rau mầm đá giá 15.000-25.000 đồng/kg. Chúng tôi ai cũng mua cải mèo
và mầm đá để làm quà cho bè bạn miền xuôi…
Tuệ Anh
Theo DNSGCT