Không hẳn là để giành vị trí xứng đáng trong làng ẩm thực thế giới, những người phụ nữ lựa chọn nghề bếp còn bao trọn cả tình yêu to lớn cùng niềm đam mê dành cho những món ăn gửi gắm niềm vui và sự yêu thương.
Dẫu được xem là một môn nghệ thuật, một nghề thanh tao, nhưng có vẻ như nghề bếp với người phụ nữ không thật ngọt ngào như những gì người ta được thưởng thức từ nó. Bếp trưởng Alain Dutournier - vị bếp trưởng 2 sao Michelin, một trong 10 đầu bếp xuất sắc nhất của ẩm thực Pháp đương đại đã cho rằng: Phụ nữ muốn làm bếp phải hy sinh rất nhiều. Không chỉ là vấn đề thời gian, gia đình cho công việc mà chính là niềm đam mê, tâm sức cho sự lựa chọn tưởng như là thiên chức nhưng lại vô cùng khó khăn, gian nan.
Những nữ thuyền trưởng số 1 thế giới
Thế giới bếp núc cao cấp, vốn không phải là địa hạt tuyệt đối của đấng mày râu, mà càng ngày càng có nhiều sự xuất hiện từ nửa còn lại của thế giới. Mới đây, 50 nhà hàng ngon nhất thế giới đã đề cử giải thưởng "Nữ đầu bếp số một" nhằm truyền nguồn cảm hứng cho sự trỗi dậy của nữ quyền trong mảng bếp trưởng.
Vào năm 2011, một nữ đầu bếp trẻ tên là Clare Smyth, bếp trưởng nhà hàng của Gordon Ramsay tại London, đã trở thành một trong số 4 đầu bếp duy nhất tại Anh, tính cả nam lẫn nữ - giành được 3 sao Michelin, danh hiệu cao quý nhất trong nghề. Đây là một sự kiện đặc biệt, vì ông chủ của chuỗi nhà hàng vốn đã từng nói rằng: "Một cách nghiêm túc, có rất nhiều phụ nữ trẻ ngoài kia biết cách pha cocktail, nhưng lại không thể tự nấu ăn nuôi bản thân" 6 năm trước khi cô Clare dành được danh hiệu này cho chính nhà hàng ông.
Còn hơn thế, Anne-Sophie Pic, bếp trưởng tại nhà hàng La Maison Pic ở Valence, Pháp nắm trong tay tổng cộng 5 sao Michelin khi còn ở độ tuổi 40, Anne-Sophie Pic được vinh danh như “Nữ bếp trưởng số một thế giới” năm 2011. Bà cũng là người phụ nữ duy nhất có tên trong danh sách 20 đầu bếp giàu nhất thế giới do tạp chí Le Figero của Pháp bình chọn.
Năm 2012, một bếp trưởng Tây Ban Nha được mệnh danh là “Nữ đầu bếp số một thế giới”. Elena Arzak sinh năm 1969, là bếp trưởng chuỗi nhà hàng Arzak với 3 ngôi sao Michelin bên cạnh cha bà, Juan Mari Arzak. Đến năm 2013 món hải sản xào mùi tây gồm có cá trích, mực ống của cô đã lọt Top 100 món ăn đặc sắc nhất.
Kế tiếp vị trí danh giá trên vào năm 2013 là Nadia Santini người Ý, bà cũng là nữ đầu bếp đầu tiên của đất nước dành được 3 sao Michelin. Hiện bà đang điều hành nhà hàng Dal Pescatore của gia đình ở thành phố Mantova nước Ý.
Vị trí “Nữ bếp trưởng số một thế giới” năm 2014 là Helena Rizzo, 36 tuổi đến từ Brazil. Trước khi đến với giải thưởng này, Rizzo đã giành danh hiệu danh giá tương tự tại khu vực Mỹ Latinh năm 2013. Món ăn "tủ" của nhà hàng cô là sắn nướng truyền thống ăn kèm với sốt tucupi (loại nước sốt màu vàng được chế biến từ rễ củ sắn), sữa dừa và nấm trắng.
Và gần đây nhất vào năm 2015, vị trí này lọt vào tay Helene Darroze 48 tuổi , bếp trưởng hai nhà hàng đều đạt 2 sao Michelin ở Paris và London cùng lúc. Bên cạnh danh hiệu này, cô còn đạt được nhiều giải thưởng khác, trong đó có Legion of Honor - danh hiệu cao quý của Pháp. Ngoài ra, cô còn là người khơi nguồn cảm hứng cho nhân vật Colette, một đầu bếp nữ cá tính trong bộ phim hoạt hình ẩm thực nổi tiếng "Ratatouille".
Tình yêu ẩm thực Việt
Tại Việt Nam, có những nữ đầu bếp và chuyên gia ẩm thực nổi tiếng xuất thân từ những nền tảng khác nhau, thế nhưng những người đầu bếp này đều đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển những món ăn Việt, quảng bá những món ăn dân giã đến với bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, họ đã đào tạo một thế hệ trẻ Việt Nam, những người yêu ẩm thực, có cơ hội phát triển và trở thành những người đầu bếp của nhiều nhà hàng nổi tiếng.
Hình ảnh về người phụ nữ hiền
hậu, đảm đang, vượt qua số phận có lẽ sẽ là hình ảnh đẹp nhất khi nhớ về
nữ đầu bếp nổi tiếng này. Cô Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân là một chuyên gia ẩm thực nổi tiếng, đã có hơn 20 năm công tác với hơn 1.000 món ăn cho các chương trình nấu ăn. Với
bề dày kinh nghiệm, cô Vân mở những khóa dạy nấu ăn, với mục đích
truyền dạy kinh nghiệm đến các học viên.
Cô Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân luôn tạo thiện cảm với sự nồng nhiệt và tâm huyết khi nấu ăn
Ít ai biết rằng cô Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân thời trẻ đã từng quan niệm việc nấu ăn là “hoài công tốn sức” . Thế nhưng từ ngày xây dựng tổ ấm riêng, người phụ nữ gốc Hà thành lại thay đổi suy nghĩ và bắt đầu tập tành nấu những món ăn từ đơn giản đến chất lượng hơn cho gia đình. “Bản thân mình ăn uống rất đơn giản, các món ăn chế biến càng đơn giản, cô lại càng thích. Mình luôn tìm thấy niềm vui khi bắt
tay vào nấu ăn với tất cả niềm đam mê, miễn sao người thưởng thức cảm
thấy ngon miệng là cô cũng hạnh phúc".
Khi được hỏi quan điểm của cô rằng liệu người phụ nữ nên xem bếp núc là trách nhiệm hay thú vui, cô trả lời: “Là đam mê. Tôi khẳng định là đam mê. Và tôi cũng mong các bạn gái trẻ cũng biến được bếp núc thành niềm đam mê để mỗi khi tan sở trở về sẽ luôn cảm nhận được mái ấm của mình là thiên đường.”
Là nhà giáo, một giám khảo tận tâm của các cuộc thi nấu ăn, mải miết nghiên cứu ẩm thực của mọi miền đất Việt, “sự nghiệp bếp núc” của bà Bùi Thị Sương (Phó chủ tịch Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn) lại bắt đầu từ gian bếp nghèo của người bà ở vùng Gò Công. Những
ngày tháng ấy, đã nuôi dưỡng hình ảnh đẹp về một người phụ nữ thuần
thục trong căn bếp và kích thích trí tò mò, niềm hứng thú của bà với
các món ăn.
Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương (phải) và Nhà giáo ưu tú Triệu Thị Chơi
Cũng
là căn bếp, là người phụ nữ ấy, nhưng khi tình yêu ẩm thực trở thành
đam mê nghề nghiệp, câu chuyện còn có những lý lẽ rất khác. "Với riêng tôi, đam mê nghề nghiệp và niềm vui làm ấm căn bếp gia đình lại có cùng một “quá khứ” đầy thôi thúc. Đi, khám phá, học hỏi có thể nói là lẽ sống của tôi. Trong ngành ẩm thực, việc tiếp thu bản sắc địa phương và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa để phát huy bản sắc đó là rất quan trọng." - giám khảo chuyên môn của Chiếc Thìa Vàng chia sẻ.
Chia sẻ về phụ nữ làm bếp, bà tâm sự: "Đây là một nghề vất vả. Công việc trong gian bếp có nhiệt độ cao, nhiều căng thẳng, và áp lực tạo ra những món ăn ngon, bổ dưỡng, mới mẻ luôn luôn đòi hỏi ở con người sự dẻo dai, kiên trì và một niềm đam mê sâu sắc. Những điều này là một thách thức với phụ nữ, khi sức khỏe, sự chuyên tâm, tính quyết liệt trong nghiên cứu, tìm tòi thường hạn chế hơn so với nam giới."
Một trong những cuốn sách do nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương biên soạn
Được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cùng huy hiệu “Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam”, cô vẫn tiếp tục hành trình với rất nhiều hoạt động trong con đường ẩm thực, đặc biệt là việc thành lập một fanpage mang tên mình để hệ thống lại kiến thức, chia sẻ với học trò bè bạn những món ăn hay, lạ, trình bày đẹp. Tất cả đều vì mong muốn nghiên cứu và phát triển kho tàng món ăn quý giá để để lại cho đời sau.
Bếp trưởng Phan Tôn Tịnh Hải sinh ra và lớn lên trong gia đình có
cội nguồn Hoàng tộc nổi tiếng về ẩm thực xứ Huế. Thế nhưng người phụ nữ
ấy đã chấp nhận tay trắng, không tiền bạc, không nhà cửa để nuôi mộng
làm cô giáo dạy nấu ăn. Từng học Luật thế nhưng chị phát hiện ra cuộc sống của mình sẽ chẳng thể thiếu bếp núc được. Thời
gian lập nghiệp tại Sài Gòn là những tháng ngày từng trải qua chuỗi
ngày cơ cực đến khốn cùng. Tình yêu ẩm thực cứ thế lớn dần lên và là
động lực cho chị bước tiếp, vượt qua mọi khó khăn. Và cùng với những
đồng nghiệp, người thân, chị đã góp phần phục hồi giá trị ẩm thực cung
đình Việt Nam và xác lập kỷ lục châu Á.
Thạc
sĩ Phan Tôn Tịnh Hải từng làm giám khảo cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2015
Có
ra nước ngoài, tầm hiểu biết của chị càng được mở rộng. Trở thành Thạc
sĩ, Phan Tôn Tịnh Hải có một niềm mong mỏi rất lớn là giới thiệu nghề
bếp như một nghề chuyên, địa vị và đáng được tôn vinh bằng cách mở
trường dạy nghề bếp ở Tp.HCM. Cô tâm sự: ““Tôi
là phụ nữ, hẳn nhiên cũng có những nỗi lo thầm kín của riêng mình.
Nhưng tôi biết đâu là giới hạn của sự chịu đựng. Ngoài kia, vẫn có hàng
tá bạn trẻ chơi vơi vì thất nghiệp. Mỗi lần nhìn thấy một người như thế
là tôi lại nhớ đến hình ảnh mình năm xưa. Mở
trường cũng là vì ước mong ẩm thực Việt sẽ được thế giới biết đến nhiều
hơn nữa. Ngành bếp Việt sẽ được xem trọng, các em học sinh khi ra
trường sẽ có được công việc ổn định và đúng đam mê của mình!”.
Bén duyên với chương trình dạy nấu ăn trên truyền hình hơn chục năm
nay, có lẽ những bài nấu ăn của cô Nguyễn Thị Diệu Thảo đã trở thành một
công thức quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt. Cô Diệu Thảo không chỉ là một đầu bếp, mà còn là một chuyên gia, nhà nghiên cứu giáo dục và ẩm thực nổi tiếng.
Chuyên gia ẩm thực Nguyễn Thị Diệu Thảo làm giám khảo vòng sơ kết Chiếc Thìa Vàng 2016
Theo cô Diệu Thảo: “Nấu
ăn chỉ là nghề tay trái của mình, nhưng nhờ nghề này, mà cô có cơ hội
được học hỏi, tiếp xúc với nền ẩm thực trên thế giới. Nếu
chỉ có tố chất khéo léo và sự chú tâm học hỏi, chưa hẳn đã trở thành
một đầu bếp giỏi. Trên hết, sự sáng tạo và suy nghĩ độc đáo mới giúp
người nấu bếp khẳng định tay nghề và đẳng cấp của mình”.
Phong Linh tổng hợp
(Theo Kinh doanh & Nhà hàng/Kỷ lục)