Tuy nhiên, phần tranh tài nấu nướng của 69 đầu bếp mới thực sự đưa thực khách khám phá thêm
những món ăn độc đáo của vùng Đông Nam Bộ.
Thanh long, măng cụt, bưởi lên bàn tiệc
Các đầu bếp nhà hàng Thảo Ngoan biến tấu đặc sản bưởi ổi, bưởi đường cam của làng bưởi Tân Triều
(Đồng Nai) thành các món ăn cuốn bưởi tôm giòn ăn kèm với bì bưởi chiên giòn. Cũng dùng nguyên liệu
bưởi, các đầu bếp của Golden Lotus có món cuốn bưởi cá cơm.
Đội chủ nhà Palm Golf Sông Bé có thực
đơn hấp dẫn mà nguyên liệu cũng là trái cây, gồm: gỏi măng cụt, nem nướng đậu bắp, tôm hấp ăn kèm
chả cá chiên giòn xốt me. Nhà hàng Ngọc Lan Viên cũng chọn măng cụt làm nguyên liệu nhưng lại biến
tấu thành các món độc đáo khác là gỏi măng cụt tôm thịt, rau câu măng cụt.
Cụm Đông Nam Bộ có 8 đội lọt vào vòng trong của cuộc thi Chiếc
Thìa Vàng
Các đầu bếp của Poshanu Resort đến từ Bình Thuận, mang tới đặc sản là các món ăn được chế biến
từ các bộ phận của cây thanh long, các loại hải sản biển đặc trưng của Phan Thiết và các món ăn
được chế tác từ con dông cát. Với món xúp hải sản nhồi hoa thanh long, các đầu bếp đã lựa ghẹ và
tôm, lấy phần thịt, ướp gia vị sau đó xay nhuyễn. Hoa thanh long được luộc và xả nước lạnh nhiều
lần cho hết nhớt trước khi chế biến…
Để món ăn vươn xa
Món ngon Đông Nam Bộ độc đáo và phong phú, tuy nhiên, cần phải có thêm những tìm tòi, hướng đến
hài hòa dinh dưỡng, ngon và lành, ngon và đẹp… Không chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ, món ăn cần được
quảng bá, lan tỏa hơn để nhiều người biết đến. Theo chuyên gia ẩm thực Bùi Thị Sương, nhiều món đặc
sản của miền Đông Nam Bộ còn ít người biết như: bưởi ổi (Tân Triều, Đồng Nai), hạt bàng Côn Đảo
được xem như hạnh nhân của Việt Nam, ốc vú nàng có hương vị không thua bào ngư, xôi chiên phồng,
gốc gác vốn là ở Đồng Nai… cần được quảng bá để nâng lên tầm cao hơn. "Ở nước ngoài thường có những
viện nghiên cứu ẩm thực, không chỉ có nhiệm vụ tìm kiếm, thống kê món ăn ngon, gia vị độc đáo của
quốc gia mà còn đưa ra những chương trình quảng bá, làm thương hiệu để món ăn vượt ra khỏi biên
giới địa phương. Dù ngon nhưng không ai biết thì món ăn đó chỉ là viên ngọc thô, chưa được mài
giũa" - bà Bùi Thị Sương nói.
Là người thành công trong việc tạo ra các sản phẩm gốm sứ cao cấp cho bàn tiệc, ông Lý Ngọc
Minh, Tổng Giám đốc Minh Long I, cũng đang mang nhiều trăn trở về việc quảng bá ẩm thực Việt Nam.
Ông kỳ vọng cuộc thi Chiếc Thìa Vàng với những món ăn "vừa ngon vừa lành" sẽ trở thành cầu nối giữa
nền văn hóa ẩm thực và ngành công nghiệp thực phẩm nhằm xuất khẩu cũng như hỗ trợ phát triển du
lịch. Ông Minh nhận định: "Du khách khi đến một vùng đất nào cũng mong muốn được trải nghiệm món ăn
ngon và đặc trưng của vùng đất đó. Thông qua tài năng chế biến của các đầu bếp, chúng ta sẽ có
những món ăn ngon đặc trưng của từng vùng miền và đây là một trong những cách quảng bá hiệu quả
khái niệm "du lịch ẩm thực qua các vùng miền".
Đã tìm được 14 đội vào bán kết
Cuộc thi Chiếc Thìa Vàngdo nhãn hàng Ly's Horeca thuộc Công ty Minh Long I tài trợ và
tổ chức, dưới sự bảo trợ của Tổng cục Du lịch Việt Nam và Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam
đã tìm được 14 đội vào vòng bán kết.
Bằng thực đơn độc đáo mà các món ăn làm từ cây trái miệt vườn, cụm Đông Nam Bộ có 8 đội lọt vào
vòng trong. Trong đó, 2 giải nhất trao cho đội Poshanu Resort (Bình Thuận) và The Grand Hồ Tràm
Strip (Vũng Tàu).
|
Theo Quang Linh
Người lao động