Mỗi ngày cần bao nhiêu đạm là đủ?
Thứ bảy, 19/08/2017 10:36
Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, năng lượng từ đạm nên chiếm 14-20% tổng năng lượng một ngày thông qua các loại thực phẩm giàu đạm: thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu hũ, các loại đậu đỗ, và trong thực vật khác như gạo, khoai...
Những nguồn thức ăn cung cấp nhiều đạm
Tuy nhiên, bệnh nhân suy gan, suy thận cần kiểm soát lượng đạm ăn vào tùy mức độ suy và ăn theo chỉ định của bác sĩ. Không chỉ với những bệnh này, mà những bệnh cần lưu ý đến lượng đạm tiêu thụ hàng ngày cũng đều tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Có hai loại đạm chính là đạm động vật và đạm thực vật. Khả năng hấp thụ đạm có giới hạn tùy theo nhu cầu của mỗi người. Thực phẩm chứa đạm không được hấp thu sẽ đi ra ngoài ra đường phân.
Sự thiếu hụt hay dư thừa đảm ảnh hưởng thế nào tùy thuộc bệnh nhân và bệnh lý sẵn có, mức độ ăn vào, tỷ lệ hấp thu...
Theo bảng Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, đạm được phân bố rõ ràng tùy theo từng độ tuổi, giới tính…
Nhu cầu đạm đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Theo khuyến cáo của WHO/UNICEF, trẻ dưới 6 tháng tuổi cho bú mẹ hoàn toàn đã đảm bảo đủ nhu cầu đạm để trẻ phát triển và khỏe mạnh.
Ghi chú: NPU tỷ lệ đạm giữ lại so với lượng đạm ăn vào.
Nhu cầu đạm cho người trưởng thành
Nhu cầu đạm khuyến nghị tối thiếu và tối đa cho người trưởng thành theo lứa tuổi, giới và mức độ lao động dựa vào nhu cầu năng lượng và tính cân đối giữa ba chất sinh năng lượng chính
100g thịt có bao nhiêu g đạm?
Tuy cùng là 100gam thịt bò, nhưng cách chế biến chế biến khác nhau thì lượng đạm hay calo trong thịt bò cũng sẽ khác nhau