Thường được sử dụng như một món ăn đơn thuần nhưng măng tây có hàm lượng dinh dưỡng cao và và có nhiều dược tính
Măng tây là một loại rau có hàm lượng calo thấp (20/25 Kcal/100g), trong đó 50% được cung cấp bởi protein. Nó cũng là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, từ phốt pho đến vitamin (A, B6, C vv), từ axit amin đến chất xơ.
Măng tây có tác dụng lợi tiểu ngay lập tức và giúp giải độc gan, ruột, phổi và thận. Mùi đặc trưng và cay nồng của nước tiểu sau khi tiêu hóa măng tây là do asparagine. Mùi này chứng tỏ rằng thực vật có chức năng kiềm hóa và tẩy uế thận. Đặc biệt, măng tây còn là "thần dược" cho nam giới và hỗ trợ cho vấn đề sức khỏe tình dục.
Với
chất dinh dưỡng lành mạnh, nước ép măng tây thường được pha với nước
trái cây ngọt như táo hoặc cà rốt để kiềm và điều hòa hương vị chẳng hạn
như chanh, cần tây, dưa chuột, rau mùi, và táo xanh. Cắt miếng măng tây tươi nguyên chất được tái khám phá như là một thành phần lý tưởng cho việc thêm độ giòn vào salad. Các thành phần của măng tây asparagine, thiols và axit asparagusic được kết hợp với rượu nho, vang trắng để tạo hương vị hài hòa và kích thích tiêu hóa tốt. Tránh rượu vang đỏ có hàm lượng tanin cao.
Măng tây còn là loại thực phẩm tốt cho tim mạch, đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, ngừa loãng xương, tốt cho da, chống lão hóa, giảm cân.
Lưu ý một số mẹo nhỏ khi dùng măng tây trong chế biến món ăn
* Mua măng tây tươi nhất
Măng
tây có thể bị mất nước nhanh chóng khi để lâu, mất vị tươi giòn khi chế
biến. Vì vậy nên sử dụng măng tây trong vòng vài ngày kể từ lúc mưa.
* Chọn loại nào bạn thích nhất
Nhiều người thích măng tây mảnh mai với kết cấu mềm. Măng tây thực sự ngon ở ngọn và cho vị ngọt. Măng tây to hơn có thịt cứng chắc hơn và vị măng mạnh hơn
Với riêng măng tây trắng, loại rau phổ biến ở Đức, ngọn không tiết ra chất diệp lục và có màu trắng, mùi vị thơm ngon. Nên lột bỏ lớp áo ngoài để bớt vị cay và đắng
* Bảo quản măng tây đúng cách
Nhiều người thường bảo quản măng tây bằng cách dùng dây thun để buộc thành túm nhỏ. Thế nhưng sau khi mua về hãy cắt bỏ đoạn dây này bởi nếu giữ lâu có thể làm thâm giập thân măng. Nên bỏ chúng vào túi đựng và để trong tủ lạnh.
* Rửa sạch
Để loại bỏ sạch cát, bạn cần ngâm măng tây trong bát nước lạnh vài phút, sau đó rửa sạch.
* Loại bỏ phần già cứng
Để loại bỏ đoạn nào già cứng, hãy uốn cong thân cây măng. Bạn sẽ thấy bị nứt và gãy, lúc đó hãy loại bỏ phần bị đứt phía dưới ở gần phía cuống. Phần non chính là phần còn lại.
* Bóc vỏ
Nếu thân măng to và có vẻ cứng, hãy tước vỏ để bớt phần xơ. Có thể lột bằng tay hay bằng dụng cụ chuyên dùng lột vỏ cứng của cuống hoặc tước bằng dao.
* Đừng làm chín quá
Măng tây chín quá sẽ bị mềm nhũn, mất vitamin, nên xào nấú làm tái để măng giữ được độ giòn, vị tươi và màu xanh mượt khi ăn.
* Hương vị
Cách đơn giản và ngon nhất là xào măng tây cùng bơ, dầu, muối. Những nó có nhiều hương vị khác biệt khi kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như súp, pesto, cuộn, xào cùng thịt, pho mát, bánh thảo mộc...
T.C dịch
(Theo Tasteofhome/Sức khỏe & Đời sống)