Các bài thuốc chữa bệnh từ dê

Thứ tư, 17/01/2018 14:31
0
0
Dê không những là món ăn vô cùng bổ dưỡng mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh như suy nhược, chán ăn, sút cân, tiểu giắt...

Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt tình dục kém, di tinh, mộng tinh...

Thịt dê chứa 20,7% protid; 4,3% lipid; 11mg Ca; 129mg P; 2mg Fe; có vitamin B1, B2, PP và cung cấp 125 calo/100g thịt. Theo Đông y, thịt dê vị ngọt, tính ấm, vào tỳ thận. Có tác dụng ích khí bổ trung, ôn trung hạ tiêu. Dùng cho các trường hợp ốm yếu sút cân, suy nhược cơ thể, đau lưng mỏi gối, đau bụng do hàn, sản phụ đau bụng sau đẻ do bị lạnh và huyết hư thiếu máu.

Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc từ thịt dê:

1. Cháo xương dê sâm kỳ linh táo: Xương dê 100g, hoàng kỳ 30g, nhân sâm 6g, phục linh 15g, đại táo 5 quả, gạo tẻ 100g. Đem các dược liệu sắc lấy nước, dùng nước sắc nấu với gạo thành cháo,xương dê đập nhỏ ninh nhừ(nếu dùng cao xương dê thì chỉ cần cho vào cháo10g quấy tan), khi cháo chín nhừ thêm gia vị thích hợp. Dùng cho các trường hợp gầy sút dễ cảm cúm, tự hãn, cơ thể suy nhược.

2. Xương dê hầm sơn dược: Xương dê 250g (cao xương dê 10g), sơn dược 100g, kỷ tử 25g, long nhãn 15g, đại táo 10 quả. Tất cả hầm chín nhừ thêm gia vị. Cho ăn buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng cho bệnh nhân thận dương hư, di tinh liệt dương…

3. Đương qui sinh khương dương thang: Thịt dê 200g, gừng tươi 12g, đương qui 20g. Thịt dê làm sạch thái lát, gừng cạo vỏ ngoài đập giập, nấu với đương qui thái lát và một lượng nước thích hợp. Khi thịt chín nhừ, vớt bỏ bã thuốc, thêm gia vị, bột tiêu. Ăn 2 – 3 lần trong ngày. Dùng cho người cao tuổi thể trạng suy nhược, phụ nữ sau sinh đẻ huyết hư thiếu máu, người bệnh suy nhược sau bị bệnh lâu ngày; trường hợp trúng hàn phúc thống.

4. Đương qui dương cốt canh: Cao xương dê 10 - 15g, hoàng kỳ 25g, đảng sâm 25g, đương qui 25g. , cao xương dê thái mỏng, hoàng kỳ, đảng sâm, đương qui thái nhỏ, dùng vải xô gói lại, nấu với một lượng nước thích hợp. Khi mọi thứ đã chín nhừ, cho gừng tươi đập giập, muối ăn và các gia vị khác thích hợp, tiếp tục cho sôi đều, lấy bỏ bã thuốc. Ăn nóng. Dùng cho phụ nữ sau đẻ, cơ thể suy nhược thiếu máu, sốt nhẹ, vã mồ hôi, lạnh tay chân.

5. Súp cao dê củ mài: Cao dê 15g, gừng tươi 15g; hành tươi 30g, sơn dược 500g. Cao dê cắt mỏng, gừng tươi, hành tươi đập giập để sẵn, sơn dược thái lát. Tất cả cho vào nồi, thêm bột tiêu, dấm, rượu, nước sạch. Đun to lửa, vớt bỏ váng bọt, đun nhỏ lửa cho chín. Vớt bỏ bã gừng hành, thêm gia vị, Chia ăn nhiều bữa. Chữa các trường hợp hư lao suy nhược cơ thể, huyết trắng, trẻ em suy dinh dưỡng, ho lâu ngày do viêm khí phế quản, tiêu chảy.

6. Cháo hành nước cốt gan dê: Gan dê một bộ thái lát, nấu hầm lấy nước, gạo tẻ 100g nấu cháo đặc, thêm nước cốt gan dê, hành củ, gia vị mắm muối, đun lại cho sôi đều. Dùng cho các trường hợp giảm thị lực.

7. Cháo gan dê cà rốt: Gan dê 150g, cà rốt 100g, gạo tẻ 100g. Gạo tẻ đem nấu cháo; cà rốt gọt vỏ thái lát cho vào cháo đun nhỏ lửa 15 – 20 phút; gan dê thái lát ngâm với rượu dấm gừng trong 10 – 15 phút, sau đó xào tái với hành tỏi, cho vào cháo khuấy đều thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp quáng gà mờ mắt giảm thị lực, suy nhược chức năng gan.

8. Cháo tuỷ dê: Xương sống và xương chậu, xương đùi 300 – 500g, gạo tẻ 500g. Nấu cháo thêm gia vị thích hợp; hoặc xương tuỷ sống chặt khúc nấu cùng với gạo thành cháo, bỏ xương và vớt bỏ nước váng mỡ, thêm gia vị. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp mỏi mệt, đau lưng mỏi gối ở người cao tuổi.


9. Cháo xương dê: Xương dê (dương cốt) khoảng 1000g (cao xương dê: 15g), gạo tẻ 100g. Xương dê làm sạch, chặt khúc (cao xương dê thái mỏng) đem nấu cháo với gạo tẻ; khi được cháo thêm muối, gừng tươi, hành gia vị. Cho ăn nóng khi đói. Dùng cho các trường hợp xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu, thiếu máu do thiếu dinh dưỡng.

10. Lòng dê hầm bạch truật: Dạ dày dê một cái, bạch truật 30g, thêm gia vị, nước hầm nhừ. Chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho người bệnh suy nhược, sút cân, chán ăn.

11. Ruột dê hầm hoàng kỳ đậu đen: Dạ dày dê một cái, hoàng kỳ 40 – 60g, đậu đen 60g. Dạ dày dê rửa sạch thái lát, hoàng kỳ thái nhỏ, cho tất cả với nước, hầm nhừ, thêm gia vị. Dùng cho người thể trạng hư nhược, vã mồ hôi, tiểu giắt.


* Kiêng kỵ: Không dùng cho người có biểu hiện sốt nóng do nhiễm trùng viêm tấy. Trong thời gian ăn các món nấu từ thịt dê, không dùng các thuốc có xương bồ, bán hạ.


Theo SKĐS

0
0
Viết Bình luận Gửi bình luận
0 Bình luận

Món ngon Chiếc Thìa Vàng

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo (chẩm chéo) là món chấm từ gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày cũng như khi đãi khách của dân tộc Thái. Đây vừa là món dân dã vừa đậm hương vị đặc sản núi rừng.

Điểm ăn ngon

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Kỷ lục độc đáo này được Tổ chức Guinness Thế giới (có trụ sở ở London, Anh) chứng nhận vào tháng 6-2018, giới thiệu với công chúng vào ngày 7-9-2018.

Đầu bếp chia sẻ

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai là một trong số ít những đầu bếp đường phố vinh dự nhận được ngôi sao Michelin. Để đi đến ngày vinh quang ấy, bà đã phải trải qua một tuổi xuân đầy mồ hôi và nước mắt.

Ẩm thực & Sức khỏe

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn - dù chỉ với một lượng không nhiều - sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) - một tình trạng tiền Alzheimer.

  • Viet Projects
  • Food & Hotel Vietnam
  • New Viet Dairy
  • Jacob ‘s Creek
  • Harmony Ly's

© 2014 / All rights & Copyrights reserved.

CHIẾC THÌA VÀNG