Bạn có vệ sinh thớt nấu ăn đúng cách?

Thứ tư, 29/11/2017 10:08
0
0
Thớt là dụng cụ mà bạn sử dụng hằng ngày khi làm bếp nhưng nó là vật có thể chứa lượng vi khuẩn nguy hiểm, đôi khi gây ngộ độc thực phẩm.

Tờ The Sun đăng tải một nghiên cứu cho thấy thớt là loại vật phẩm thiết yếu trong nhà bếp. Tuy nhiên, thớt có thể bẩn hơn 200 lần so với nhà vệ sinh. Trong đó, số vi khuẩn trung bình của nhà vệ sinh là 24.250/cm2.


Nếu không vệ sinh kỹ càng, thớt chính là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Ảnh: The Sun

Nếu không được vệ sinh kĩ càng, chiếc thớt của bạn có thể là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E.coli và Campylobacter (những vi khuẩn gây ra các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột). Đó cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh nhiễm khuẩn do thực phẩm ở Anh.

Cho dù bạn có làm vệ sinh thớt mỗi lần sau khi sử dụng cũng không thể loại bỏ hết những vi khuẩn này.

Tiến sĩ Lisa Ackerley, một bác sĩ tại Anh, đã tiết lộ một trong những sai lầm phổ biến mà bạn đang thực hiện với thớt: đó là rửa sai cách và không thay thế chúng thường xuyên.

“Nếu không thường xuyên thay thớt thì bạn đang đặt mình vào những nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Thớt là một nguồn lây nhiễm chéo nguy hiểm nếu không được làm sạch, bảo quản và sử dụng hợp lý và được thay thế khi đã sử dụng quá lâu”, Tiến sĩ Lisa Ackerley cho biết. Việc sử dụng quá lâu sẽ khiến bề mặt thớt xuất hiện các vết trầy xước và đây cũng chính là môi trường yêu thích cho các loại vi khuẩn.

Một cuộc điều tra của hơn 2.000 người trên khắp nước Anh do Sainsbury’s Home thực hiện đã cho thấy, 40% người dân đang tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm bằng cách sử dụng cùng một chiếc thớt để cắt thịt và rau.

Thịt sống, đặc biệt là thịt gà sống, có thể để lại dấu vết Salmonella và Campylobacter gây ngộ độc thức ăn. Những vi trùng này có thể gây ô nhiễm cho bất kỳ thực phẩm nào được chuẩn bị trên chiếc thớt ấy.


Không nên sử dụng thớt quá cũ kỹ hoặc xuất hiện nhiều vết trầy xước. Ảnh: Internet

Dưới đây là năm lời khuyên của Tiến sĩ Lisa Ackerley nhằm giúp bạn giữ cho chiếc thớt của mình luôn sạch sẽ và không phát sinh mầm bệnh.

1. Hãy suy nghĩ trước khi sử dụng nó

Với chiếc thớt luôn được đặt trong một căn bếp bận rộn, bạn sẽ không biết chắc rằng trước đó nó đã được sử dụng cho việc gì. Vì vậy, trước khi sử dụng nó để cắt một thứ gì đó, đặc biệt là đối với những đồ ăn không nấu chín như hoa quả, thịt luộc… bạn cần biết rằng nó đủ sạch để có thể làm việc đó.

2. Không sử dụng giẻ rửa bát để lau chùi thớt

Bạn có thể nghĩ rằng, giẻ rửa bát có thể lau sạch tất cả vật dụng trong nhà bếp, nhưng có thể bạn đã lầm. Các nghiên cứu đã cho thấy, giẻ rửa bát thường là một trong những thứ bẩn nhất trong căn bếp của bạn.

Nếu bạn muốn chùi rửa những chiếc thớt sau khi đã sử dụng để chuẩn bị cho nguyên liệu như thịt, cá, rau quả... thì nên tránh sử dụng giẻ rửa bát, bởi vì vi khuẩn có trong nó có thể lan truyền cho các vật dụng khác.

3. Làm sạch có nghĩa là khử trùng

Bạn nên nhớ rằng, nếu chỉ rửa với nước thì không thể loại bỏ được các vi khuẩn ở trên bề mặt thớt. Khử trùng là chìa khóa khi bạn dọn dẹp nhà bếp, đặc biệt là cái thớt. Bạn có thể dùng máy rửa chén để khử trùng bằng nhiệt hoặc đun sôi một nồi nước muối, rồi ngâm thớt vào đó ít nhất năm phút. Sau đó, lấy thớt ra, lau khô bằng khăn giấy hoặc vải sạch, phơi khô cho lần sử dụng tiếp theo. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc khử trùng an toàn trong thực phẩm khác.

4. Sử dụng các thớt riêng biệt


Nên sử dụng thớt riêng biệt cho đồ ăn sống và chín để đảm bảo sự an toàn cho bữa ăn.

Khi chuẩn bị thực phẩm, việc sử dụng các thớt riêng biệt cho đồ ăn sống và chín là để đảm bảo sự an toàn cho bữa ăn. Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng chúng, bạn cần phải có ký hiệu riêng biệt và thông báo cho gia đình để không gây ra sự nhầm lẫn khi chuẩn bị thực phẩm.

5. Thay thế thớt thường xuyên

Nếu chiếc thớt của bạn trông cũ và xước, bạn cần phải thay thế nó ngay. Vi khuẩn sẽ ẩn nấp trong các vết nứt và khe nứt, chúng sẽ không bị đánh bong ra ngoài khi chỉ chùi rửa thông thường. Những chiếc thớt cũng rất khó làm sạch khi chúng có quá nhiều vết nứt và khe cắt. Vì vậy, cách tốt nhất nên thay cái mới.

Theo PLO

0
0
Viết Bình luận Gửi bình luận
0 Bình luận

Món ngon Chiếc Thìa Vàng

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo (chẩm chéo) là món chấm từ gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày cũng như khi đãi khách của dân tộc Thái. Đây vừa là món dân dã vừa đậm hương vị đặc sản núi rừng.

Điểm ăn ngon

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Kỷ lục độc đáo này được Tổ chức Guinness Thế giới (có trụ sở ở London, Anh) chứng nhận vào tháng 6-2018, giới thiệu với công chúng vào ngày 7-9-2018.

Đầu bếp chia sẻ

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai là một trong số ít những đầu bếp đường phố vinh dự nhận được ngôi sao Michelin. Để đi đến ngày vinh quang ấy, bà đã phải trải qua một tuổi xuân đầy mồ hôi và nước mắt.

Ẩm thực & Sức khỏe

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn - dù chỉ với một lượng không nhiều - sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) - một tình trạng tiền Alzheimer.

  • Viet Projects
  • Food & Hotel Vietnam
  • New Viet Dairy
  • Jacob ‘s Creek
  • Harmony Ly's

© 2014 / All rights & Copyrights reserved.

CHIẾC THÌA VÀNG