Ngôi làng “trường thọ” nhờ thực phẩm địa phương

Thứ ba, 21/08/2018 16:23
0
0
Ăn thực phẩm theo mùa, sống có mục tiêu và tiêu thụ càng ít thịt càng tốt là ba trong số các bí quyết sống thọ không quá cao siêu của người dân làng Ogimi.

"Quên cách chết"

Chủ sở hữu kiêm bếp trưởng tại nhà hàng Emi-no-Mise thuộc làng Ogimi, đảo Okinawa, Nhật Bản, đã 80 tuổi nhưng lúc nào cũng vui vẻ, nụ cười luôn nở trên môi. Bà tên Emiko Kinjo. Theo tiếng Nhật, Emi có nghĩa là “nụ cười”.


Sống vui vẻ và có mục đích là một trong những bí quyết trường thọ của người dân làng Ogimi (Ảnh minh họa: Elisabethknowles.com)

Emiko Kinjo được đào tạo để trở thành chuyên gia dinh dưỡng tại Nago và chưa bao giờ có ý định mở nhà hàng. Tuy nhiên, sau khi gặp chồng mình và quyết định định cư tại Ogimi, mọi mục tiêu cuộc đời bà đều đã thay đổi. Trên con đường không quá nổi bật cách bờ biển vài bước chân, bà mở nhà hàng mang tên Emi-no-Mise, phục vụ kết hợp giữa “ujini-mun” (thực phẩm có giá trị dinh dưỡng) và “kusui-mun” (thực phẩm mang lại lợi ích y học), theo Metro.

Ở những ngôi làng như Ogimi, cách ăn uống nhằm ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường năng lượng bắt nguồn từ nhu cầu thiết yếu: Người dân bình thường tại Okinawa, sống ở vùng nông thôn, không có đủ tiền để chi cho bác sĩ và mua thức ăn từ nơi khác. Thời Emiko còn trẻ, kể cả những người được xem là giàu có ở vùng nông thôn cũng tự trồng rau, nuôi gia súc, gia cầm nhằm phục vụ đời sống, vận dụng các kiến thức truyền từ đời này sang đời khác. Kết quả là tại làng Ogimi nói riêng và kể cả ở những khu vực nông thôn khác thuộc Okinawa, người dân dường như đều “đã quên cách chết”.

Những người cung cấp nguyên liệu cho Emiko là một ví dụ. Họ là một ông lão đã 100 tuổi nhưng ngày ngày vẫn lái xe máy tới nhà hàng để giao thực phẩm, là một cụ bà 98 tuổi ngày nào cũng cặm cụi, miệt mài làm việc cho trang trại. Người già nhất trong làng đã 105 tuổi, sống một mình mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ bạn bè, gia đình hay hàng xóm. Theo Emiko, “con người ta già đi là điều bình thường nhưng già mà vẫn năng động, minh mẫn là câu chuyện hoàn toàn khác”.

Lối sống và tuổi thọ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ở Ogimi, người dân làm việc và sống năng động giữa một cộng đồng rộng lớn cho tới tận lúc chết. Emiko cho biết họ có ý thức rõ ràng về mục đích và ý nghĩa của lao động và nó giúp họ vững vàng về mặt tinh thần. 

Nguồn gen tốt

Dù lối sống là một yếu tố không thể phủ nhận và quan trọng đối với độ dài tuổi thọ, Emiko không cho rằng người dân ở Ogimi được thừa hưởng nguồn gen tốt từ tổ tiên. Minh chứng là so với lớp cư dân trẻ ham thích các món ăn nhanh đầy đường và muối du nhập từ Mỹ, những người cao tuổi mà vẫn giữ cách ăn truyền thống ở Okinawa đôi khi còn sống thọ hơn con cháu họ.


Một bữa trưa điển hình theo chế độ ăn Okinawa (Ảnh: Metro)

Sự đối lập về thói quen ăn uống giữa người già và người trẻ được minh họa rõ ràng nhất bởi thực tế rằng dân Okinawa là những người tiêu thụ đồ ăn vặt nhiều nhất Nhật Bản, do đó, tỷ lệ béo phì, các bệnh liên quan đến tim mạch và tỷ lệ tử vong sớm trong nhóm người dưới 50 tuổi cũng cao nhất cả nước.

Emiko sử dụng các nguyên liệu theo mùa trong nấu ăn và khuyên mọi người nên làm như bà. Vào tháng 11, một bữa trưa điển hình bao gồm thì là, đậu phụ, cá, khoai lang và rất nhiều trà xanh cùng với nghệ. Nhưng lời khuyên của Emiko dành cho những người muốn sống lâu và năng động khá đơn giản: Sống có mục tiêu, ăn các thực phẩm địa phương và theo mùa bất cứ khi nào có thể, lấy rau xanh làm trung tâm trong mỗi bữa ăn và tiêu thụ càng ít thịt càng tốt. Bên cạnh đó, hãy học cách yêu quý khoai lang.

Câu hỏi đặt ra là liệu cách ăn này có tương lai hay không. Những dấu hiệu cho đến nay không thực sự hứa hẹn. Rất ít người muốn sống theo cách của Emiko. Dân làng Ogimi, đặc biệt là những người trẻ, thích đồ ăn nhanh hơn là khoai lang, rong biển và đậu phụ. Dù vậy, vẫn có lý do để hy vọng. Emiko đã viết một cuốn sách về chế độ ăn Okinawa cũng như lợi ích mà nó mang lại. Các ngôi trường ở Okinawa thỉnh thoảng vẫn thêm vào các thực đơn truyền thống cho bữa trưa. Hơn hết, Emiko cho hay thực khách tìm đến quán của bà giờ đây ngày càng trẻ hơn.

Trên trang web giới thiệu về làng Ogimi, một đoạn văn ngắn luôn khiến những người ghé qua chú ý bởi ý nghĩa của nó:

“Hãy để chúng ta càng già càng khỏe và không phụ thuộc quá nhiều vào con cái mình khi đã về già. Đến với làng chúng tôi khi bạn đã già, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn phước lành từ thiên nhiên và dạy bạn bí quyết sống thọ. Chúng tôi, những cư dân bậc trưởng lão ở Ogimi, tự hào tuyên bố rằng đây là ngôi làng sống lâu nhất Nhật Bản”.

Theo Nông nghiệp

0
0
Viết Bình luận Gửi bình luận
0 Bình luận

Món ngon Chiếc Thìa Vàng

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo (chẩm chéo) là món chấm từ gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày cũng như khi đãi khách của dân tộc Thái. Đây vừa là món dân dã vừa đậm hương vị đặc sản núi rừng.

Điểm ăn ngon

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Kỷ lục độc đáo này được Tổ chức Guinness Thế giới (có trụ sở ở London, Anh) chứng nhận vào tháng 6-2018, giới thiệu với công chúng vào ngày 7-9-2018.

Đầu bếp chia sẻ

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai là một trong số ít những đầu bếp đường phố vinh dự nhận được ngôi sao Michelin. Để đi đến ngày vinh quang ấy, bà đã phải trải qua một tuổi xuân đầy mồ hôi và nước mắt.

Ẩm thực & Sức khỏe

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn - dù chỉ với một lượng không nhiều - sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) - một tình trạng tiền Alzheimer.

  • Viet Projects
  • Food & Hotel Vietnam
  • New Viet Dairy
  • Jacob ‘s Creek
  • Harmony Ly's

© 2014 / All rights & Copyrights reserved.

CHIẾC THÌA VÀNG